Thiết bị dạy học (TBDH) là một trong những phương tiện quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học, giúp cho giáo viên và học sinh thực hiện có hiệu quả mục tiêu, yêu cầu của bài học. TBDH cũng tạo điều kiện trực tiếp cho học sinh phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo trong tiếp thu kiến thức, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của thiết bị và đồ dùng dạy học, trong những năm qua, các trường đã quan tâm đến việc đầu tư trang thiết bị, đồ dùng dạy học; thực hiện tốt việc quản lý, sử dụng thiết bị dạy học đã được trang bị. Tuy nhiên, trong điều kiện khó khăn về cơ sở vật chất, để nâng cao hiệu quả việc quản lý, sử dụng, khai thác các thiết bị dạy học mỗi trường cần nghĩ ra những giải pháp thiết thực.
Trong bài viết này tôi xin nêu thực trạng công tác quản lý, sử dụng và bảo quản TBDH của đơn vị Trường THCS Đông Dư trong thời gian qua, các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH và kết quả đạt được, phương hướng phấn đấu trong thời gian sắp tới.
II. Thực trạng việc quản lý, sử dụng TBDH
2.1. Thuận lợi:
- Sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường cùng với bộ phận chuyên môn đã chỉ đạo mua sắm bổ sung trang thiết bị để đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng TBĐDDH của giáo viên và học sinh.
- Đội ngũ cán bộ giáo viên nhiệt tình công tác, tích cực đổi mới phương pháp dạy học. Số giáo viên trẻ có kỹ năng thực hành tốt, thích tìm tòi sáng tạo trong sử dụng TBDH, ứng dụng công nghệ thông tin.
- Trường có nhiều học sinh chăm ngoan, ham tìm tòi hiểu biết và có ý thức vươn lên, được gia đình quan tâm tạo điều kiện tốt để tham gia học tập, nghiên cứu, làm thí nghiệm…
- Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học: trường được đầu tư xây mới dãy phòng học bộ môn, mua sắm trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật; được trang bị đủ các bộ thiết bị dạy học theo danh mục tối thiểu đảm bảo cho việc dạy, học và làm các thí nghiệm thực hành.
- Được sự quan tâm của cấp trên hỗ trợ kinh phí trang bị máy vi tính nối mạng internet, máy các phương tiện kỹ thuật hiện đại như bảng thông minh thuận lợi cho việc dạy học ứng dụng công nghệ thông tin.
2.2. Khó khăn:
Hiện tại danh mục các thiết bị mua sắm mới dành cho SGK chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 chưa được phê duyệt mặc dù đã triển khai chương trình mới đến năm thứ hai .
- - Giáo viên phụ trách thiết bị, phụ trách các phòng bộ môn là ở 1 số môn giáo viên kiêm nhiệm, có nhiều công việc quản lý TBDH còn nhiều hạn chế.
III. Giải pháp
3.1. Công tác quản lý TBDH:
*Công tác chỉ đạo của ban giám hiệu
- Ban giám hiệu chỉ đạo chặt chẽ, quyết liệt việc đổi mới PPDH, sử dụng TBDH và dạy học ứng dụng công nghệ thông tin, tổ chức quán triệt tư tưởng chỉ đạo đến tất cả cán bộ, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh của trường.
- Trong sinh hoạt tổ chuyên môn, tổ chức sinh hoạt chuyên đề tìm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng và bảo quản TBDH, khuyến khích giáo viên tự làm thêm ĐDDH gắn với việc thường xuyên tổ chức các tiết hội giảng, thao giảng ở trường.
*Giải pháp cụ thể
-Đầu năm học , sở và BGH có yêu cầu các bộ môn đề nghị danh mục các thiết bị cần mua sắm tập trung của bộ môn để nộp về cho sở .
- Trường tổ chức cho giáo viên quản lý thiết bị, phòng bộ môn kết hợp với các nhóm giáo viên bộ môn tổ chức sắp xếp TBDH, tranh ảnh ngăn nắp, khoa học (theo môn, khối lớp, có ghi nhãn) để tiện sử dụng.
- BGH chỉ đạo cho các tổ chuyên môn hoàn thiện các loại sổ liên quan đến quản lý và sử dụng thiết bị để giáo viên phụ trách thiết bị kết hợp với các tổ bộ môn thống kê các tiết thực hành, các tiết dạy có sử dụng ĐDDH
- - Các tổ bộ môn tổ chức cho giáo viên xây dựng kế hoạch sử dụng TBDH ; tổ chức kiểm tra, phê duyệt và lưu hồ sơ để có cơ sở theo dõi, quản lý việc sử dụng TBDH của giáo viên.
- Các giáo viên phụ trách thiết bị, phòng bộ môn xây dựng kế hoạch hoạt động theo năm, tháng, tuần và nội quy sử dụng TBDH, sử dụng phòng học bộ môn.
-TTCM chỉ đạo giáo viên phụ trách TBDH quản lý tốt các loại hồ sơ sổ sách TBDH; cập nhật thường xuyên các thông tin về TBDH như: mượn – trả, bổ sung, hư hỏng…
- Nhà trường tổ chức sửa chữa, bảo trì phòng máy tính , bảng thông minh ở các lớp học học sinh, giáo viên, các thiết bị công nghệ thông tin theo đúng sự chỉ đạo của Sở Giáo dục.
-- Hàng năm tổ chức kiểm kê, thanh lí TBDH đồng thời đánh giá chất lượng của các TBDH để có phương án bổ sung, thay thế cho các năm học tiếp theo.
- Vào cuối tháng, giáo viên phụ trách thiết bị thống kê số lượt mượn - trả TBDH, đánh giá mức độ tỉ lệ % (có số liệu cụ thể) việc sử dụng TBDH của từng giáo viên bộ môn so với kế hoạch đăng ký sử dụng TBDH đầu năm và số thiết bị hư hỏng báo cáo cho ban giám hiệu để kịp thời chấn chỉnh việc sử dụng TBDH của những giáo viên không đủ số tiết qui định hoặc mang tính chiếu lệ.