Qua thực tế giảng dạy, bản thân tôi thấy được tầm quan trọng của đồ dùng dạy học, nhất là hình thành cho các em các thao tác thực hành, đem hình ảnh sống động vào thực tế. Đặc thù của bộ môn thể dục là học sinh học không có sách, không ghi chép mà chỉ mắt thấy, tai nghe có thể nói đồ dùng dạy học là nhịp cầu bắt qua ngôn ngữ. giúp học sinh lĩnh hội kiến thức dễ dàng gây hứng thú và yêu thích bộ môn hơn.
Trong quá trình công tác giảng dạy, trong những năm qua, tôi nhận thấy rằng việc truyền thụ kiến thức thực cho học sinh, nhưng truyền đạt như thế nào cho các em dễ hiểu, dễ nhớ và tiếp thu bài một cách nhanh chóng và tự giác cho nên trong giảng dạy nhất thiết đòi hỏi giáo viên phải sử dụng đồ dùng dạy học để minh họa cho học sinh. Từ đó, học sinh chú ý làm việc một cách cao độ mạnh dạn đưa ra nhiều vấn đề để tư duy, trao đổi, thảo luận làm cho học sinh linh hoạt hơn, hứng thú hơn, khắc sâu kiến thức hơn và có thái độ tìm tòi sáng tạo.
Trong giờ dạy thể dục, việc sử dụng ĐDDH là hết sức quan trọng vì:
- Phải căn cứ vào lứa tuổi, khối lớp để sử dụng đồ dùng cho hợp lí nâng cao hiệu quả giờ dạy.
- Phải căn cứ vào bài dạy và điều kiện thực tế của nhà trường như: sân bãi, trang thiết bị hiện có, thời tiết…
- Phải căn cứ vào mức độ tiếp thu và thực hiện của Học sinh.
- Phải sử dụng ĐDDH phù hợp với từng giai đoạn học tập và rèn luyện.
4. Một số biện pháp sử dụng đồ dùng dạy học:
Biện pháp 1: Đảm bảo an toàn cho học sinh trong việc sử dụng ĐDDH:
Các em có thể thực hiện và sử dụng khá tốt những bài tập có tính chất rèn luyện cơ bản, các em có thể tập luyện những bài tập đã trở thành kĩ năng, kĩ xảo. Trong chương trình đã sử dụng một số bài tập thể hiện tính khéo léo. Đòi hỏi ở người giáo viên phải chú ý hơn khi sử dụng ĐDDH sao cho đạt hiệu quả và hơn nữa là phải đảm bảo an toàn cho học sinh khi thực hiện. Bởi lúc này, các em rất có hứng thú với việc tập luyện các môn mới và ở lứa tuổi này các em rất ham chơi và hiếu động nếu không chú ý sẽ rất rễ xảy ra những tai nạn ảnh hưởng lớn đến kết quả giờ học. Do đó, khi sử dụng ĐDDH, giáo viên luôn đảm bảo sự an toàn ở mức cao nhất, đồng thời phải luôn quan sát hướng dẫn các em tập luyện tránh những sai lệch khi các em sử dụng đồ dùng
* Ví dụ: Dạy chạy đà tự do nhảy xa kiểu “Ngồi” ở lớp 7. Giáo viên phải nắm bắt được rõ ràng tình hình sức khỏe của học sinh cũng như tình hình sân bãi dụng cụ nơi tập luyện sau đó mới đi vào quy trình giảng dạy.
Trong quá trình cho học sinh luyện tập, giáo viên phải luôn theo dõi những động tác của học sinh khi thực hiện cũng như ý thức kỷ luật vì ở lứa tuổi này các em rất hiếu động khi em này nhảy xong nhưng chưa di chuyển ra khỏi hố cát (hoặc nệm) thì em khác đã vội vàng nhảy giẩm đạp lên nhau rất nguy hiểm ảnh hưởng tới bản thân học sinh cũng như hiệu quả giờ học.
Biện pháp 2: Lựa chọn ĐDDH hợp lý đối với nội dung bài dạy và đối tượng học sinh trong quá trình giảng dạy:
Nhu cầu các em tham gia những trò chơi mang tính nhanh nhẹn khéo léo nhiều hơn như: đá cầu, nhảy dây, các trò chơi với bóng … Do đó, giáo viên có thể thay đổi nội dung khi sử dụng đồ dùng luyện tập. Học sinh nam có thể chơi với bóng, các em nữ có thể chơi nhảy dây…
Biện pháp 3: Tận dụng ĐDDH sẵn có hoặc tự làm, thường xuyên kiểm tra chất lượng và bổ sung kịp thời:
Trong các giờ học, giáo viên có thể sử dụng những dụng cụ sẵn có của trường hoặc giáo viên tự làm thêm một số dụng cụ để đảm bảo mục tiêu và chất lượng dạy thể dục. Nên thường xuyên kiểm tra và có kế hoạch bổ sung những dụng cụ mau hỏng, đảm bảo đầy đủ dụng cụ học tập cho học sinh tập luyện.
* Ví dụ: Giáo viên sử dụng một số dụng cụ làm cột mốc trong chạy ngắn hoặc chơi trò chơi thì những dụng cụ đó phải bền, chắc không được sắc, nhọn và phải cao hơn chiều cao của học sinh để tránh xảy ra chấn thương.
Biện pháp 4: Tránh lạm dụng việc sử dụng các đồ dùng dạy học hiện đại.
Trong các giờ học mới, ôn tập hay tập luyện cho học sinh chuẩn bị thi đấu, giáo viên có thể sử dụng băng hình, băng tiếng, phát huy tác dụng của các phương tiện, thiết bị có sẵn và tranh ảnh để phục vụ, nâng cao chất lượng giảng dạy. Tuy nhiên cũng cần tránh lạm dụng phương tiện dạy học hiện đại, không thực hiện thị phạm, làm mẫu cho học sinh hoặc chỉ cho học sinh xem băng hình động tác kỹ thuật mà không được tập luyện.
* Ví dụ: Giáo viên hướng dẫn kĩ thuật động tác nhảy cao, nhảy xa…Giáo viên cho học sinh xem tranh ảnh kết hợp với thị phạm; phân tích kĩ thuật động tác để học sinh khắc sâu nội dung hơn.
Nhân viên đồ dùng: Chử Thị Quyết Thương