Sốt xuất huyết là một loại bệnh do virus và chưa có thuốc phòng ngừa hoàn toàn. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống khi mắc sốt xuất huyết cũng cần được quan tâm và chú ý hơn. Theo TS. BS. Nguyễn Trọng Hưng - Trưởng Khoa Khám Tư vấn Dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, một số lưu ý trong chế độ ăn khi mắc sốt xuất huyết mà bạn nên nhớ bao gồm:
- Chọn chế độ ăn phù hợp cho từng giai đoạn phát bệnh để cung cấp đủ dưỡng chất cho người bệnh.
- Bổ sung vào chế độ ăn nhiều calo, giàu đạm, ít béo, giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa.
- Uống nhiều nước, nước ép trái cây, súp rau củ, nước dừa,.. để phục hồi nhanh hơn.
- Chế độ ăn ít cay với các thực phẩm dễ tiêu hóa.
- Lá rau mùi, lá neem, lá ổi và lá đu đủ sẽ giúp tăng khả năng phục hồi và điều trị sốt xuất huyết.
Những lưu ý trong chế độ ăn uống khi mắc sốt xuất huyết
Đây là chế độ ăn nhẹ dành cho người bệnh sau khi giảm sốt và đang dần phục hồi. Lúc này, người bệnh cần bổ sung năng lượng và đạm nhiều hơn với các thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, tôm. Người bệnh cũng nên tăng dần khẩu phần ăn qua từng ngày và ăn thêm các bữa phụ với sữa, cháo, sữa chua, trái cây.
Chế độ ăn nhẹ
Khi bước vào giai đoạn phục hồi ổn định sau đợt nhiễm trùng sốt xuất huyết, người bệnh có thể chuyển sang chế độ ăn mềm với các bữa ăn được ninh nhừ, dễ nhai, dễ nuốt. Bạn có thể sử dụng thêm nước chanh vắt, các loại thảo mộc để tăng thêm hương vị cho món ăn, tránh bị nhàm chán.
Chế độ ăn mềm
Ngoài ra, trong giai đoạn này, người bệnh cũng cần bổ sung thêm nước lọc, nước trái cây tươi, súp và nước dừa để cơ thể phục hồi nhanh hơn. Bên cạnh đó, việc nghỉ ngơi hợp lý, điều độ, tập thể dục nhẹ nhàng cũng sẽ giúp cơ thể thoải mái, giảm các biến chứng sau sốt xuất huyết.
Sau quá trình thực hiện 2 chế độ ăn trên, bệnh nhân có thể chuyển sang chế độ ăn bình thường để dần quay lại sinh hoạt hằng ngày. Bắt đầu với việc uống nhiều nước, ăn uống giàu calo, chất đạm, ít chất béo, ít cay, giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, cơ thể bạn sẽ nhanh chóng phục hồi hơn bao giờ hết.
Chế độ ăn bình thường
Ngoài ra, chế độ ăn bình thường này vẫn cần phải đảm bảo những tiêu chí sau đây:
- Đủ năng lượng: Ăn uống đủ calo sẽ bù lại năng lượng đã mất trong quá trình sốt và nhiễm virus. Chế độ ăn này nên có gạo, khoai tây, nước trái cây, sữa là những thực phẩm giàu năng lượng.
- Cung cấp đủ protein: Protein là một chất quan trọng giúp cơ thể phục hồi thường có trong sữa, gà hầm, trứng luộc,...
Đủ năng lượng, đủ protein
- Cung cấp carbohydrate: Đây là nguồn năng lượng chính cho cơ thể nên bạn phải bổ sung thực phẩm chứa carbohydrate vào thực đơn của mình như gạo, yến mạch,...
- Bổ sung vitamin và khoáng chất: Đây là các chất cần thiết để hỗ trợ cơ thể phục hồi nhanh nhất vì vậy bạn nên ăn nhiều trái cây, uống nước dừa, nước chanh để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
- Cung cấp đủ chất lỏng và nước: Người bệnh nên bổ sung nước và các chất lỏng cho cơ thể như nước trái cây, súp, nước dừa để cung cấp nước cho cơ thể và loại bỏ các chất độc ra.
Cung cấp carbohydrate, nước, vitamin và khoáng chất
- Hạn chế chất béo: Sốt xuất huyết làm giảm khả năng tiêu hóa cho nên bạn nên tránh ăn nhiều thực phẩm có nhiều chất béo như đồ chiên rán, xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn,...
- Sử dụng ít gia vị trong bữa ăn: Người bị sốt xuất huyết không nên ăn cay, nóng và ăn nhiều gia vị vì có thể xảy ra xuất huyết tiêu hóa khi bị sốt xuất huyết.
Hạn chế chất béo và gia vị trong bữa ăn