Say nắng hay còn gọi là sốc nhiệt (heat troke) là tình trạng thân nhiệt đột ngột tăng đến trên 40 độ C, gây rối loạn hoạt động của các cơ quan như tuần hoàn, thần kinh, hô hấp,.. Đây là hiện tượng thường xảy ra trong mùa hè, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng cao, nhiệt độ tăng đột ngột.
Say nắng hay còn gọi là sốc nhiệt thường gặp vào những ngày nắng gay gắt trên 40 độ C
Đứng ngoài nắng lâu dễ bị say nắng. Không những mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, say nắng còn có thể gây đột quỵ. Nếu có kèm co giật, bạn nên đưa người bệnh vào bệnh viện. Hạ đường huyết cũng thường bị nhầm với say nắng. Bạn có thể phân biệt bằng cách sờ trán, tay người bệnh: Nếu mát lạnh, vã mồ hôi là hạ đường huyết, còn nóng ấm là say nắng.
Một số triệu chứng dễ dàng nhận biết khi bị sốc nhiệt là sự nhiệt độ cơ thể tăng đột ngột, đau nửa đầu, da khô mất nước, sau đó là khó thở, buồn nôn và cảm thấy khuôn mặt nóng bừng.
Một số biểu hiện đặc trưng khi bị say nắng
Nếu nặng hơn, sốc nhiệt sẽ dẫn đến sốt cao, ngất xỉu, chóng mặt, rối loạn hệ thần kinh (mê sảng), rối loạn hô hấp (thở nhanh, rối loạn tim mạch).
Đồng thời, khi cơ thể tăng nhiệt độ đột ngột, dẫn đến cơ thể thiếu nước làm giảm khối lượng tuần hoàn máu dẫn đến trụy mạch. Nếu không phát hiện kịp thời có thể khiến não tổn thương và các cơ quan nội tạng và gây nguy kịch tử vong.
Để giảm tình trạng sốc nhiệt, khi bắt buộc làm việc ngoài nắng nhiều giờ nên cung cấp đủ nước
Theo BSCKI. Bùi Văn Hải - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, khi thấy người bị say nắng hoặc bản thân đang có những triệu chứng trên thì nên bình tĩnh xử lý và sơ cứu ngay bằng những cách sau:
- Đưa người bị say nắng vào nơi thoáng mát, đồng thời nới lỏng quần áo để dễ thở.
- Tiếp đến, bạn tìm nước mát đổ từ từ lên đầu, lên người nạn nhân. Nếu được, chườm lạnh bằng khăn mát ở những vị trí như nách, cổ, bẹn.
- Để tiếp nước thì bạn nên cho nạn nhân uống nước có pha xíu muối để cân bằng lượng nước trong cơ thể.
- Nếu nạn nhân có những biểu hiện nặng hơn như hôn mê, bất tỉnh, mê sảng thì nên đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất.
Nên bổ sung nhiều nước khi cơ thể cần phải làm việc ngoài nắng thời gian dài
Sốc nhiệt có nguyên nhân từ việc cơ thể bị tăng nhiệt độ quá nhanh. Vậy nên để phòng tránh, nên hạn chế ở ngoài trời trong khoảng thời gian từ 10 giờ- 15 giờ vào những ngày nắng nóng trên dưới 40 độ C.
Trong trường hợp bắt buộc phải làm việc ngoài trời nắng quá 2 giờ liên tục thì nên mang theo một số đồ vật tránh nắng như mũ, dù,...cung cấp đủ nước để cơ thể không bị mất nước.
Một số thực phẩm chống sốc nhiệt
Sau đây là một số thực phẩm chống sốc nhiệt mà bạn nên lưu lại để bổ sung cho cơ thể vào những ngày nắng nóng.
- Dưa chuột: Với thành phần 95% là nước, phần vỏ dưa giàu vitamin C, chất chống oxy hóa,...
- Dưa hấu: Cấp nước tức thời cho cơ thể, tạo cảm giác mát mẻ và sảng khoái.
- Cần tây: 96% là nước cùng dinh dưỡng dồi dào như natri, kali, magie, canxi, phốt pho, sắt và kẽm.
- Kiwi: Đây cũng là một loại trái cây ngon ngọt, có chứa chất điện giải giúp cơ thể luôn cân bằng nước.
- Hạt é: Là một trong những loại hạt chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe vào mùa hè như chất chống oxy hóa.
- Bạc hà: Là một loại thực phẩm có vị ngon ngọt và chứa hàm lượng chất xơ cao.
- Quả lê: Đây là một trong số ít những loại trái cây vừa có vị ngon ngọt, vừa chứa nhiều chất xơ tốt cho cơ thể.
- Cá hồi tự nhiên: Không chỉ có hàm lượng dinh dưỡng cao, cá hồi còn giúp não điều khiển thân nhiệt hiệu quả.