1.Nhận biết triệu chứng thủy đậu
Diễn
tiến của bệnh thủy đậu sẽ có 4 giai đoạn, các triệu chứng thủy đậu cũng khác
nhau ở mỗi giai đoạn. Cụ thể:
Triệu chứng thủy đậu ở giai đoạn ủ bệnh
Thời
kỳ ủ bệnh là khi trong cơ thể đã nhiễm virus và phát bệnh. Thời gian ủ bệnh sẽ
kéo dài từ 10 – 20 ngày và người nhiễm virus thủy đậu sẽ không có bất kỳ triệu
chứng nào nên rất khó để nhận biết.
Triệu chứng thủy đậu ở giai đoạn khởi phát (phát
bệnh)
Giai
đoạn phát bệnh, người mắc bệnh thủy đậu sẽ có những triệu chứng đặc trưng như sốt
nhẹ, cơ thể mệt mỏi, nhức đầu.
Trong
24 – 48 giờ đầu, cơ thể người bệnh đã xuất hiện những nốt ban đỏ có kích thước
vài milimet. Triệu chứng hạch sau tai, kèm viêm họng còn xảy ra đối với một số
bệnh nhân.
2.Triệu chứng thủy đậu ở giai đoạn
toàn phát
Tới
giai đoạn toàn phát, triệu chứng sốt cao, buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, đau cơ và
đau đầu sẽ xuất hiện. Đồng thời, các nốt ban đỏ sẽ chuyển sang dạng nốt mụn nước
hình tròn, đường kính từ 1 – 3 mm gây ngứa, rát và cực kỳ khó chịu.
Khắp
cơ thể của bệnh nhân sẽ mọc mụn nước, đôi khi mọc cả ở trong niêm mạc miệng ảnh
hưởng tới việc ăn uống hằng ngày. Mụn nước sẽ có kích thước lớn hơn trong trường
hợp bị nhiễm trùng, mụn nước chứa mủ khiến dịch bên trong chuyển màu đục.
Triệu chứng thủy đậu giai đoạn hồi phục
Giai
đoạn toàn phát kéo dài từ 7 – 10 ngày rồi chuyển qua giai đoạn hồi phục khi các
mụn nước tự vỡ ra, khô lại và bong vẩy.
Ở
giai đoạn hồi phục, người bệnh thủy đậu cần chú ý vệ sinh vết thủy đậu cẩn thận,
không để nhiễm trùng xảy ra. Có thể sử dụng kết hợp các thuốc trị sẹo, trị thâm
để hạn chế để lại sẹo rỗ sau khi nốt mụn biến mất.
3.Thời gian ủ bệnh thủy đậu là bao lâu?
Cha
mẹ thường không biết lúc nào con em gặp phải bệnh thủy đậu. Có em có thể tiếp
xúc với bệnh thủy đậu nhưng không bị lây. Thông thường, thời gian ủ bệnh thủy đậu
khoảng 10 đến 21 ngày sau khi trẻ em có tiếp xúc với người đang nhiễm bệnh.
4.Thời gian lây nhiễm bệnh thủy đậu
Bệnh
thủy đậu là một bệnh thông thường của trẻ em từ 2 đến 10 tuổi. và rất
dễ bị lây nhiễm. Trẻ em bị nhiễm trùng từ hai ngày trước khi mụn đỏ nổi lên và
tiếp tục lây cho đến khi tất cả các mụn nước đóng thành vảy. Thông thường, thời
gian lây nhiễm bệnh kéo dài 7 ngày. Cần cho trẻ em tránh đến nơi giữ trẻ hay
trường học trong lúc bệnh đang lây. Siêu vi khuẩn này dễ lây lan khi người bệnh
ho hoặc hắt hơi .
Ngoài
ra, người không mắc bệnh sẽ bị lây bệnh thủy đậu từ
quần áo có dính chất mủ tươi từ các mụn của người mang bệnh.
Khả
năng lây nhiễm của người bệnh thủy đậu kết thúc khi tất cả các mụn nước xẹp đi
và đóng thành vảy.
5.Cách chữa trị bệnh thủy đậu
Đa
số trẻ em bị bệnh thủy đậu đều không cần chữa trị. Có thể dùng thuốc nước
Calomine Lotion TM thoa lên mụn để giảm ngứa.
Nếu
bị sốt nóng hay đau đớn, hãy cho trẻ uống thuốc Panadol TM hoặc Tylenol TM theo
chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không cho trẻ uống thuốc aspirin vì có nguy cơ
gây ra Hội chứng Reyes (Reyes Syndrome), một bệnh trầm trọng và hiếm xảy ra.
Cách
tốt nhất để trẻ không mắc bệnh thủy đậu là tiêm phòng vắc xin ngừa thủy đậu
đúng thời gian và đủ số mũi cần thiết.
6.Cách ngừa mang sẹo sau khi khỏi bệnh thủy đậu
Các
nốt mụn thủy đậu có thể bị nhiễm trùng nếu gãi và làm vỡ các mụn nước, nguy cơ
cao có sẹo sau khi khỏi bệnh. Để tránh nguy cơ này, cần thực hiện theo những điều
sau:
–
Lựa chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát, mỏng nhẹ để không cọ sát vào nốt mụn thủy
đậu.
–
Cắt móng tay gọn gàng cho trẻ bị thủy đậu để hạn chế việc gãi vào các nốt mụn
nước.
–
Đối với trẻ nhỏ, hãy cố gắng đeo bao tay cho bé để ngăn ngừa việc động chạm vào
các nốt mụn nước trên cơ thể.
–
Tắm rửa sạch sẽ bằng nước ấm mỗi ngày để giảm ngứa, tránh viêm nhiễm trên da
–
Thay quần áo hằng ngày và thay ga gối thường xuyên
–
Nếu trẻ ngứa ngáy không yên và muốn gãi các mụn, cha mẹ có thể xin bác sĩ tư vấn
thuốc chống ngứa.