Tết Độc Lập (hay còn gọi là ngày lễ Quốc Khánh 2/9) là ngày hội lớn, là dịp để mỗi người dân Việt Nam tưởng nhớ lại lịch sử hào hùng của dân tộc. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, đánh dấu một bước ngoặt lịch sử của Cách mạng Việt Nam. Đồng thời, ngày 2 tháng 9 năm 1945 cũng là ngày Việt Nam tuyên bố với thế giới rằng nước ta là một nước hoàn toàn độc lập.
Có rất nhiều người thắc mắc “tại sao lại gọi là Tết Độc Lập?”. Sở dĩ được gọi là Tết Độc Lập bởi cái Tết Nguyên đán cổ truyền đầu tiên (Tết Bính Tuất 1946) của Việt Nam được tổ chức trong khung cảnh đất nước đã độc lập sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ. Trong bài báo có tựa đề là “Tết” được đăng trên “Báo Cứu Quốc”, Bác Hồ đã viết đây là “Tết Xuân đầu tiên của nước Việt Nam độc lập”.
Tết Độc Lập của người Việt Nam là ngày nào?
Vậy Tết Độc Lập là ngày nào? Gắn liền với lịch sử trọng đại như vậy nên ngày 2/9 hằng năm được chọn làm ngày kỷ niệm Quốc Khánh của nước Việt Nam. Vào ngày này, lá Quốc kỳ sẽ được tung bay khắp mọi nơi, từ góc phố, đường làng, ngõ xóm, ngoài hải đảo xa xôi cho đến những nơi có cộng đồng người dân Việt Nam ở nước ngoài đang sinh sống. Như vậy, Tết Độc Lập của người Việt Nam là ngày mùng 2 tháng 9 hằng năm.