Đề cương ôn tập kiểm tra giữa kì môn KHTN 8- phần hóa
Năm học: 2023-2024
I- Nội dung
1. Các công thức liên hệ: m, n, Vđktc. Các công thức tính nồng độ C%, CM
2. Định luật bảo toàn khối lượng: phát biểu nội dung, biểu thức tổng quát và vận dụng
3. Lập PTHH và ý nghĩa của PTHH
4. bài toán tính theo PTHH. Hiệu suất của phản ứng
5. Tốc độ phản ứng: khái niệm, các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng
6. Hợp chất acid
II. Một số câu hỏi và bài tập minh họa
A. Trắc nghiệm
1. Đốt cháy 5 gam cacbon trong khí oxi, ta thu được 21 gam khí cacbonic. Khối lượng khí oxi cần dùng là:
A. 8 gam B. 16 gam C. 28 gam D. 32 gam
Câu 2: Nung đá vôi (thành phần chính là canxi cacbonat) thu được 5,6 gam canxi oxit và 4,4 gam khí cacbonic. Khối lượng đá vôi phản ứng là
A. 12 B. 10 C. 20 D. 25
Câu 3: Cho PƯHH : Fe + O2 → Fe3O4. Lập phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số mol của các chất trong phản ứng lần lượt là:
A. 1: 2: 1 B. 3: 2 : 1 C. 3: 4 : 1 D. 1: 4: 1
Câu 4: Số mol của 8 g SO3 là:
- 0,1 molB. 0,2 molC. 0,25 molD. 0,15 mol
Câu 5: Phương trình hóa học nào sau đây cân bằng đúng?
A. HCl + Zn → ZnCl2 + H2 B. 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2
C. 3HCl + Zn → ZnCl2 + H2 D. 2HCl + 2Zn → 2ZnCl2 + H2
Câu 6. Viết phương trình hóa học của kim loại iron tác dụng với dung dịch sunfuric acid loãng biết sản phẩm là iron (II) sulfate và có khí bay lên
A. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 B.Fe + H2SO4 → Fe2SO4 + H2
C. Fe + H2SO4 → FeSO4 + S2 D.Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2S
Câu 7: Phương trình đúng của phosphorus cháy trong không khí, biết sản phẩm tạo thành là P2O5
A. P + O2 → P2O5 B. 4P + 5O2 → 2P2O5
C. P + 2O2 → P2O5 D. P + O2 → P2O3
Câu 8: Al + CuSO4 → Alx(SO4)y + Cu. Tìm x, y
A. x = 2, y = 3 B. x = 3, y = 4
C. x = 1, y = 2 D. x = y = 1
Câu 9: Cho sơ đồ phản ứng hóa học: N2 + H2 --> NH3. Các hệ số đặt trước các phân tử N2, H2, NH3 lần lượt là
A. 1,3,2 B. 1,2,3 C. 2,1,3 D. 3,1,2
Câu 10: Cho PTPƯ: aAl + bHCl → cAlCl3 + dH2 . Các hệ số a,b,c,d nhận các giá trị lần lượt là: A. 2, 6, 2, 3 B. 2, 6, 3, C. 2, 6, 3, 2 D. 6, 2, 2, 3
Câu 11: Cho kim loại nhôm tác dụng với sunfuric acid (H2SO4) tạo ra khí hiđro (H2) và hợp chất nhôm sunfate Al2(SO4)3. Phương trình hóa học của phản ứng là
A. 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2 B. 2Al + 2H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
C. 2Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2 D. 3Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
Câu 12: Cho 3,6 gam magnesium tác dụng với dung dịch hydrochloric acid thu được bao nhiêu lít khí H2 ở đktc?
A. 24,79 lít. B. 3,73 lít. C. 3, 7185 lít. D. 0,37185 lít.
Câu 13. Cho 11,2 gam iron tác dụng với dung dịch hydrochloric acid thu được bao nhiêu lít khí H2 ở đktc?
A. 24,79 lít. B. 4,958 lít. C. 49,58 lít. D. 0,4958 lít.
Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn 6,4 gam sulfur trong oxygen dư, sau phản ứng thu được m gam sulfur dioxide (SO2), nếu hiệu suất phản ứng là 75 %. Giá trị của m là
A. 1,28 gam. B.12,8 gam C. 0,96 gam. D. 9,6 gam
Câu 15. Cho phản ứng phân huỷ hydrogen peoxide trong dung dịch: 2H2O2 à 2H2O + O2
Yếu tố ảnh không hưởng đến tốc độ phản ứng là .
A. Nồng độ H2O2. B. Thời gian
C. Nhiệt độ. D. Chất xúc tác MnO2.
Câu 16. Để đánh giá mức độ diễn ra nhanh hay chậm của phản ứng hóa học người ta dùng khái niệm nào sau đây?
A. Tốc độ phản ứng. B. Cân bằng hóa học.
C. Phản ứng thuận nghịch. D. Phản ứng một chiều
Câu 17. Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím hóa đỏ?
A. KNO3. B. NaCl. C. Ba(OH)2. D. HCl
Câu 18. Cho các chất sau: H2SO4, HCl, NaCl, CuSO4, NaOH, Mg(OH)2. Số chất thuộc loại axit là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 19: Hydro chloric acid có công thức hoá học là:
A. HCl. B. HClO. C. HClO2. D. HClO3.
Câu 20: Dãy chất chỉ toàn bao gồm acid là
A. HCl; NaOH B. CaO; H2SO4
C. H3PO4; HNO3 D. SO2; KOH
Câu 21: Để an toàn khi pha loãng sulfuric acid (H2SO4) đặc cần thực hiện theo cách:
A. Cho cả nước và acid vào cùng một lúc B. Rót từng giọt nước vào acid
C. Rót từ từ acid vào nước và khuấy đều D. Cả 3 cách trên đều được
Câu 22: Acetic acid (CH3COOH) là một acid hữu cơ có trong giấm ăn với nồng độ khoảng:
A. 4% B. 6% C. 8% D. 5%
Câu 23: Acid có trong dạ dày của người và động vật giúp tiêu hóa thức ăn là:
A. Sulfuric acid. B. Acetic acid.
C. Acid stearic. D. Hydrochloric acid.
Câu 24: Hòa tan hết 16,8 gam kim loại A hóa trị II trong dung dịch hydrochloric acid HCl, sau phản ứng thu được 7,437 lít khí H2 ở đktc. Kim loại A là
A. Fe B. Mg C. Cu D. Zn
Câu 25. Hoà tan hết 3,6 g một kim loại hoá trị II bằng dung dịch H2SO4 loãng được 3,719 lít H2 (đktc). Kim loại là:
A. Zn. B. Mg. C. Fe. D. Ca.
B. Tự luận
Bài 1. Hoàn thành các PTHH sau:
1. Cl2 + Al ---> AlCl3
2. H2 + O2 ---> .....
3. KOH + FeCl3 ---> Fe(OH)3 + KCl
4. Cl2 + ......... ---> FeCl3
5. P +........---> P2O5
6. SO2 + O2 ----> SO3
7. Na2SO4 + BaCl2 ----> NaCl + BaSO4
8, Al + H2SO4 ---->- Al2(SO4)3 + H2
9. Zn + HCl ---->- .......+ .....
10. CuO + ........ ---->- Cu + H2O
Bài tập 2. Hòa tan hoàn toàn 13 g zinc bằng 500 ml dung dịch sulfuric acid H2SO4 loãng.
- a-Tính khối lượng muối tạo thành và thể tích khi hydrogen ở đktc
- b-Tính nồng độ mol của dung dịch acid đã dùng.
Bài 3. Cho 11,2 gam iron tác dụng hoàn toàn với dung dịch hydro cloric acid HCl dư, sản phẩm thu được là muối iron (II) cloride và khí hydrogen.
- Viết phương trình phản ứng xảy ra.
- Tính thể tích khí hydrogen (ở đktc) và khối lượng muối thu được sau phản ứng.
- Dùng toàn bộ lượng hydrogen thu được ở trên khử iron (III) oxide ở nhiệt độ cao. Tính khối lượng kim loại thu được sau phản ứng
Bài tập 6. Hòa tan hoàn toàn 2,7 g aluminium bằng dung dịch hydro cloric acid HCl 7,3%
a. Tính khối lượng muối tạo thành và thể tích khi hydrogen ở đktc
b. Cần bao nhiêu gam dung dịch dịch acid để hòa tan hết lượng kim loại trên.
Cho Al= 27; Zn =65; H= 1; Cl= 35,; S= 32; O=16; Fe= 56