Đề cương giữa kì KHTN 7
Năm học: 2023-2024
I. NỘI DUNG KIẾN THỨC
- Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
- Quang hợp ở thực vật và một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp
- Hô hấp tế bào và một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào
- Trao đổi khí ở sinh vật
II. MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI TỰ LUYỆN
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có vai trò quan trọng với:
A. sự chuyển hóa của sinh vật. B. sự biến đổi các chất.
C. sự trao đổi năng lượng. D. sự sống của sinh vật.
Câu 2: Chọn đáp án đúng khi nói về nhu cầu ánh sáng của cây ưa sáng và cây ưa bóng.
A. Các cây ưa sáng không cần nhiều ánh sáng mạnh, cây ưa bóng không cần nhiều ánh sáng.
B. Cây ưa sáng cần nhiều ánh sáng mạnh, cây ưa bóng không cần nhiều ánh sáng.
C. Các cây ưa sáng cần nhiều ánh sáng mạnh, cây ưa bóng không cần ánh sáng.
D. Các cây ưa sáng không cần ánh sáng, cây ưa bóng cần ánh sáng mạnh.
Câu 3: Ở thực vật các chất nào dưới đây được vận chuyển từ rễ lên lá?
A. Chất hữu cơ và chất khoáng. B. Nước và chất khoáng.
C. Chất hữu cơ và nước. D. Nước, chất hữu cơ và chất khoáng.
Câu 4: Trong quá trình trao đổi chất, khí cacbônic sẽ được thải ra ngoài qua:
A. cơ quan sinh dục. B. cơ quan hô hấp
C. cơ quan tiêu hoá. D. cơ quan bài tiết
Câu 5: Chức năng chủ yếu của gân lá là gì?
A. Phân chia, làm tăng kích thước của lá. B. Bảo vệ, che chở cho lá.
C. Tổng hợp chất hữu cơ. D. Vận chuyển các chất.
Câu 6: Thân non của cây có màu xanh lục có quang hợp được không? Vì sao?
A. Không. Vì thân non chỉ làm nhiệm vụ vận chuyển chất dinh dưỡng.
B. Có. Vì thân non cũng chứa chất diệp lục như lá cây.
C. Có. Vì thân non cũng được cung cấp đầy đủ nước và muối khoáng.
D. Không. Vì quá trình quang hợp chỉ diễn ra ở lá cây.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trong quá trình quang hợp, cây hấp thụ khí oxygen để tổng hợp chất hữu cơ.
B. Quang hợp là quá trình sinh vật sử dụng ánh sáng để phân giải chất hữu cơ.
C. Một trong các sản phẩm của quang hợp là khí oxygen.
D. Quang hợp là quá trình sinh lí quan trọng xảy ra trong cơ thể mọi sinh vật.
Câu 8: Khí cần cho quá trình quang hợp của cây là gì?
A. khí carbon dioxide B. khí methane C. khí oxygen D. khí nitrogen
Câu 9: Trong quá trình quang hợp, cây xanh chuyển hoá năng lượng ánh sáng mặt trời thành dạng năng lượng nào sau đây?
A. Cơ năng. B. Quang năng. C. Hoá năng. D. Nhiệt năng.
Câu 10: Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính, người ta lại thả thêm rong rêu?
A. Quang hợp của rong rêu giúp cho cá hô hấp tốt hơn.
C. Rong rêu là thức ăn chủ yếu của cá cảnh.
B. Làm đẹp bể cá cảnh.
D. Rong rêu ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây hại cho cá.
Câu 11: Nguồn cung cấp năng lượng cho thực vật thực hiện quá trình quang hợp là
A. Nhiệt năng. B. Điện năng. C. Quang năng. D. Cơ năng.
Câu 12: Nhóm cây nào sau đây là cây ưa sáng?
A. dương xỉ, rêu, vạn tuế. B. Lúa, dương xỉ, cây thông.
C. Lúa, ngô, bưởi. D. ngô, bưởi, lá lốt.
Câu 13: Vì sao không nên tưới nước cho cây vào buổi trưa?
A. Cây không cần nước vào buổi trưa.
B. Nhiệt độ cao làm nước bốc hơi nóng làm cây bị héo.
C. Nhiệt độ cao nên nước bốc hơi hết cây không hút nước được.
D. Vào buổi trưa khả năng thoát hơi nước của lá cây giảm
Câu 14: Dựa vào nội dung của bài thực hành, hãy cho biết những khẳng định nào sau đây là đúng:
- Sử dụng băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả hai mặt nhằm không cho phần lá đó tiếp nhận được ánh sáng, như vậy diệp lục ở phần lá bịt kín sẽ không hấp thụ ánh sáng để quang hợp tạo thành tinh bột.
- Phần lá bị bịt kín bằng băng giấy đen vẫn tổng hợp được tinh bột.
- Phần lá không dán băng giấy đen trong thí nghiệm trên tổng hợp được tinh bột.
- Sử dụng băng giấy đen có thể biết được lá cây chỉ tổng hợp được tinh bột khi có ánh sáng.
- Thả thêm cành rong vào bể cá vì rong có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây hại cho cá.
- Nguyên nhân làm que đóm còn tán đỏ cháy bùng lên là do trong ống nghiệm có Carbon dioxide.
A. 1-3-5. B. 1-3-4. C. 2-5-6. D. 1-4-6.
Câu 15: Quá trình chuyển hoá năng lượng nào sau đây diễn ra trong hô hấp tế bào?
A. Nhiệt năng hoá năng. B. Hoá năng điện năng.
C. Hoá năng nhiệt năng. D. Quang năng hoá năng.
Câu 16: Cơ sở khoa học của các biện pháp bảo quản nông sản là
A. tăng cường độ hô hấp tế bào tới mức tối đa. B. giảm nhẹ cường độ hô hấp tế bào.
C. giảm cường độ hô hấp tế bào tới mức tối thiểu. D. tăng nhẹ cường độ hô hấp tế bào.
Câu 17: Biện pháp nào sau đây là hợp lí để bảo vệ sức khoẻ hô hấp ở người?
A. Tập luyện thể thao với cường độ mạnh mỗi ngày.
B. Ăn thật nhiều thức ăn có chứa glucose để cung cấp nguyên liệu cho hô hấp.
C. Tập hít thở sâu một cách nhẹ nhàng và đều đặn mỗi ngày.
D. Để thật nhiều cây xanh trong phòng ngủ.
Câu 18: Nhóm nông sản nào sau đây nên được bảo quản bằng biện pháp bảo quản khô?
A. Rau muống, nấm đùi gà, hạt đỗ. B. Hạt lúa, hạt đỗ, hạt lạc.
C. Hạt lạc, cà chua, rau cải. D. Khoai tây, cà rốt, hạt lúa.
Câu 19: Nhóm nông sản nào sau đây nên được bảo quản bằng cách để trong túi nilon kín hoặc đục lỗ và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh?
A. Rau muống, cà chua, bắp cải. B. Hạt lúa, hạt đỗ, hạt lạc.
C. Hạt đỗ, rau muống, khoai tây. D. Hạt lạc, hạt lúa, dưa chuột.
Câu 20: Sắp xếp các bước làm sau theo đúng tiến trình làm thí nghiệm chứng minh hô hấp ở hạt nảy mầm:
Các bước làm thí nghiệm chứng minh hô hấp ở hạt nảy mầm.
|
ĐÁP ÁN
|
- Chọn những hạt chắc, không bị vỡ, không bị mọt.
- Quan sát hiện tượng xảy ra ở cốc nước vôi trong.
- Cho hạt ra đĩa Petri có lót bông ẩm hoặc giấy thấm ẩm.
- Đặt đĩa Petri có hạt nảy mầm cùng cốc nước vôi trong vào trong chuông A. Đặt cốc nước vôi trong vào trong chuông B.
- Ngâm hạt vào nước ấm.
- Để đĩa trong tủ ấm hoặc nơi có ánh sáng mặt trời để hạt nảy mầm.
|
1. ………
2. ………
3. ………
4. ………
5. ………
6. ………
|
Câu 21: Các khẳng định sau đây, khẳng định nào đúng khi nói về thí nghiệm chứng minh hô hấp ở thực vật?
(1). Hạt sau khi ngâm nước tiếp tục được để ở tủ ấm hoặc nơi khô thoáng để có điều kiện nhiệt độ thích hợp, kích thích hạt nảy mầm.
(2). Lót bông hoặc giấy đã thấm ẩm rồi đặt trong đĩa Petri để tránh chuột và sâu bọ ăn hạt.
(3). Cốc nước vôi trong ở chuông có hạt nảy mầm trở nên đục và có lớp váng trắng trên bề mặt còn ở chuông không có hạt nảy mầm thì không có hiện tượng đó.
(4). Ngâm hạt trong nước ấm trước khi gieo là để rửa sạch các chất bẩn bám vào vỏ hạt.
(5). Mục đích của việc đậy chuông kín trong thí nghiệm là để carbon dioxide của không khí không vào bên trong chuông được.
Khẳng định đúng:
A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (4). C. (3), (4), (5). D. (1), (3), (5).
Câu 22: Trao đổi khí có ở những sinh vật nào?
A. Động vật B . Cả động vật, thực vật và con người
C. Ở thực vật khi có ánh sáng mặt trời D . Chỉ có ở con người
Câu 23: Nơi diễn ra sự trao đổi khí mạnh nhất ở thực vật là
A. Rễ. B. Thân. C. Lá. D. Quả
Câu 24: Hai tế bào tạo thành khí khổng có hình dạng gì?
A. Hình hạt đậu B. Yên ngựa C. Lõm 2 mặt D. Hình thoi
Câu 25: Khí khổng có vai trò gì đối với lá cây?
A.Giúp cây quang hợp và hô hấp B. Giúp cây tổng hợp chất dinh dưỡng
C. Giúp lá có màu xanh. D. Giúp trao đổi các loại khí và thoát hơi nước.
Câu 26: Trong những ngày nắng nóng mạnh sự trao đổi khí ở thực vật diễn ra:
A. nhanh, mạnh B. chậm
C. bình thường D. không đồng đều ở các bộ phận khác nhau
Câu 27: Lá cây hình phiến mỏng, diện tích bề mặt lớn có tác dụng gì cho việc trao đổi khí?
A. Tăng diện tích khuếch tán B. Quạt gió để lưu thông khí
D. Không có tác dụng gì C. Che đỡ ánh sáng mặt trời chiếu vào khí khổng
Câu 28: Đặc điểm giống nhau giữa trao đổi khí ở thực vật với trao đổi khí ở động vật là
A. Cơ quan thực hiện trao đổi khí.
B. Đường đi của khí trong cơ thể
C. Các khí tham gia vào quá trình trao đổi khí đều là carbon dioxide và oxygen.
D. Cơ chế trao đổi khí đều là cơ chế khuếch tán
PHẦN II: TỰ LUẬN
1. Cho các yếu tố: thức ăn, khí oxygen, carbon dioxide, nhiệt năng, ATP, chất thải, chất hữu cơ. Hãy xác định những yếu tố mà cơ thể người lấy vào, thải ra và tích lũy trong cơ thể.
2. a. Phát biểu khái niệm trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
b. Nêu vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể
3. a. Phát biểu khái niệm và viết phương trình tổng quát quá trình quang hợp.
b. Trình bày các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp
c. Nêu đặc điểm của lá cây phù hợp với chức năng quang hợp.
4. a. Phát biểu khái niệm và viết phương trình tổng quát quá trình hô hấp.
b. Quá trình hô hấp tế bào có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?
c. Kể tên một số biện pháp được sử dụng để bảo quản lương thực, thực phẩm. Hiện nay, gia đình em đang áp dụng những biện pháp bảo quản nào?
5. a. Vì sao ở đa số các loài thực vật, mặt trên của lá có màu xanh đậm hơn mặt dưới của lá?
b. Giải thích vì sao nên trồng cây đúng thời vụ và đảm bảo mật độ phù hợp.
c. Dựa vào quá trình quang hợp, giải thích vai trò của cây xanh trong tự nhiên.
d. Vì sao một loại thực phẩm được bảo quản quá lâu dù không bị hư hỏng nhưng vẫn bị giảm chất lượng?
6. Kể tên các loại cây cảnh trồng trong nhà mà vẫn tươi tốt? Em hãy giải thích cơ sở khoa học của hiện tượng đó. Nêu ý nghĩa của việc để cây xanh trong phòng khách.
*Lưu ý: Các con hoàn thành các câu hỏi ở cả 2 phần Trắc nghiệm và Tự luận ; tìm kiếm thêm thông tin tự luyện ở nhiều nguồn khác theo nội dung Ôn tập.