ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN HÓA 9 HỌC KÌ I ( 2023- 2024)
A. Phần lý thuyết.
- Ôn tập toàn bộ các nội dung học trong kì 1. Các bài tập Bài 24 ôn tập HK sgk/ 72
- Các công thức chuyển đổi: n, m, V, C%, CM, H liên quan đến bài toán tính theo CTHH, PTHH
B. Một số dạng bài tập tham khảo:
Phần I. Trắc nghiệm Chọn đáp án đúng nhất
1. Oxit nào sau đây là oxit axit: A. MgO B. NO C. P2O5 D. K2O
2. Sắt (III) sunfat có CTHH là: A. FeS2 B. FeS C. FeSO4 D. Fe2(SO4)3
3. Dãy oxit tác dụng với nước tạo ra dung dịch kiềm:
A. CuO, CaO, K2O, Na2O. B. CaO, Na2O, K2O, BaO.
C. Na2O, BaO, CuO, MnO. D. MgO, Fe2O3, ZnO, PbO
4. Bột canxi cacbonat tan trong dung dịch nào sau đây:
A. HCl B. NaCl C. NaOH D. KNO3
5. Cặp chất tác dụng với nhau tạo thành muối và nước:
A Magie và dung dịch axit sunfuric B. Magie oxit và dung dịch axit sunfuric
C. Magie nitrat và natri hidroxit D.Magie clorua và natri clorua
6. Axit sunfuric loãng t/d với muối Na2SO3 sinh ra khí : A. SO2 B. SO3 C. H2S D. CO2
7. Dãy kim lọai nào sau đây được sắp xếp theo thứ tự hoạt động hóa học tăng dần?
A. Na, Al, Fe, Cu, Ag. B. Na, Zn, Al, Cu, Ag. C. Cu, Ag, Fe , Zn, Al D. Ag, Cu, Fe, Al, Na
8. Có 4 kim loại M, N, P, Q đứng sau Mg biết:
- Chỉ có M, P tác dụng được với dd HCl giải phóng H2
- P tác dụng được với dd muối của M và giải phóng M
- Q tác dụng được với dd muối của N và giải phóng N
Dãy sắp xếp kim loại theo chiều hoạt động hóa học giảm dần là:
a) M, N, P, Q b) N, Q, P, M c) P, M, Q, N d) P, Q, M, N
9. Dãy chất nào sau đây gồm toàn oxit bazơ .
A. SO2, SO3, CO2, P2O5 B. Al2O3, CuO, K2O, MgO
C. HCl, H2SO4, HNO3, H3PO4 D. Mg(OH)2, Cu(OH)2 , NaOH, Al(OH)3
10.Chất nào sau đây tác dụng với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dd bazơ tương ứng
A. P2O5 B. CuO C. Na2O D. CO
11. Nhóm chất tác dụng với dung dịch HCl và với dung dịch H2SO4 loãng là:
A. CuO, BaCl2, ZnO B. Cu(OH)2, Zn, ZnO C. CuO, Ba(OH)2, Cu D. NaNO3, Zn, CuO
12. Dãy KL tác dụng được với dd H2SO4 loãng là:
A. Mg, Zn, Cu B. Al, Ag, Mg C. Al, Fe, Mg D.
13. Kim loại X có những tính chất sau:
- Phản ứng với oxi khi nung nóng. Phản ứng với dd FeCl2 giải phóng Fe
- Phản ứng với dd H2SO4 loãng giải phóng H2 và muối của KL hóa trị II
Kim loại X là : a) Ag b) Zn c) Cu d) Al
14.Để phân biệt 2 dd HCl và H2SO4 loãng. Ta dùng kim loại: A. Mg B. Ba C. Cu D. Zn
15. Dãy các bazơ bị nhiệt phân huỷ tạo thành oxit bazơ tương ứng và nước:
A. Cu(OH)2 ; Zn(OH)2; Al(OH)3; Mg(OH)2 B. Cu(OH)2 ; Zn(OH)2; Al(OH)3; NaOH
C. Fe(OH)3; Cu(OH)2; KOH; Mg(OH)2 D. Fe(OH)3; Cu(OH)2; Ba(OH)2; Mg(OH)2
16: Cho phản ứng: BaCO3 + 2X H2O + Y + CO2. X và Y lần lượt là:
A. H2SO4 và BaSO4 B. HCl và BaCl2 C. H3PO4 và Ba3(PO4)2 D. H2SO4 và BaCl2
17. Dãy chất nào sau đây gồm toàn các chất tác dụng với dd NaOH. Viết PTHH
a) CuO, Al, FeSO4, CO2 b) Fe, Al, H2SO4, CO2 c) Al, FeSO4, CO2, H2SO4
18. dd AlCl3 có lẫn tạp chất là CuCl2 có thể dùng chất nào sau đây để làm sạch dd muối nhôm:
a) AgNO3 b) HCl c) Al d) Fe e) Ag
19. Cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học:
A. K và khí Cl2 B. KNO3 và BaCl2 C. FeCl3 và NaOH D. CaCO3 và H2SO4
20. Em hãy cho biết trong các cặp chất sau cặp chất nào cùng tồn tại trong 1dung dịch?
A. Ba(NO3)2và MgSO4 B. Ca(OH)2 và HCl C. CuSO4 và NaCl D. Mg(OH)2 và NaCl
21. Thuốc thử để nhận biết ba lọ mất nhãn chứa riêng biệt 3 dung dịch: H2SO4, HCl, NaCl là
A. dung dịch BaCl2. B. quì tím và dung dịch Na2SO4.
C. quì tím và dd BaCl2. D. dung dịch NaOH.
22: Thuốc thử dùng để nhận biết 4 chất: HCl, Ba(OH)2, NaCl, NaNO3 đựng riêng biệt trong các lọ mất nhãn là:
A. Dùng quì tím và ddịch Ba(NO3)2. B. Dùng ddịch phenolphtalein và ddịch AgNO3.
C. Dùng quì tím và dung dịch AgNO3 . D. Dùng ddịch phenolphtalein và ddịch Ba(NO3)2.
23: Sau khi làm thí nghiệm, có những khí thải độc hại: HCl, H2S, CO2, SO2. Dùng chất nào sau đây để loại bỏ chúng là tốt nhất?
A. dd K2SO4 B. Dung dịch HCl C. dd Ca(OH)2 D. Dung dịch NaNO3
24. Trường hợp nào sau đây có phản ứng tạo sản phẩm là chất kết tủa màu xanh
a. Cho Al vào dd HCl b. cho dd KOH vào dd Fe Cl3
c. Cho dd BaCl2 vào dd Na2SO4 d. Cho dd NaOH vào dd CuSO4
25.Trên đĩa cân A đặt cốc 1 đựng dd Na2CO3 và cốc 2 đựng dd HCl. Đặt lên đĩa cân B các quả cân sao cho cân thăng bằng.Đổ cốc 1 sang cốc2. Hỏi đĩa cân ở trạng thái nào?
A. Vẫn thăng bằng B. Lệch về phía đĩa cân A( đĩa A nặng hơn)
C. Lệch về phía đĩa cân B( đĩa cân B nặng hơn) D. Lúc đầu lệch về 1 bên sau đó dần trở lại thăng bằng
26 Dùng dd nào sau đây để làm sạch Ag có lẫn Al, Fe, Cu ở dạng bột .
A. H2SO4 loãng B. FeCl3 C. AgNO3 D. CuSO4
27. Có 3 dung dịch muối sau: ZnSO4, AgNO3, CuCl2. Nhóm Kim loại nào sau đây tác dụng được với cả 3 dung dịch muối trên: A. Fe, Al B. Al , Mg C. Pb, Fe D. Cu, Ag
28 Sơ đồ phản ứng nào sau đây dùng để sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp ?
A. Cu SO2 SO3 H2SO4 . B. Fe SO2 SO3 H2SO4.
C. FeO SO2 SO3 H2SO4. D. FeS2 SO2 SO3 H2SO4.
29. Khí X sinh ra từ quá trình nung vôi, đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và là một trong những nguyên nhân làm trái đất nóng lên. Công thức của X là: A. N2, B. O2 C. H2 D. CO2
30. Khí độc T sinh ra khi than cháy trong điều kiện thiếu oxi. Một số người tử vong trong phòng kín có ủ bếp than để sưởi ấm vì bị nhiễm độc khí này. Khí T là: A. CO B. CO2 C. NO D. SO2
31: Để làm sạch một mẫu kim loại đồng có lẫn sắt và kẽm, có thể ngâm mẫu đồng này vào dungdịch:
A. FeCl2 dư . B. ZnCl2 dư. C. CuCl2 dư. D. AlCl3 dư.
32: Không được dùng chậu nhôm để chứa nước vôi trong do:
A. nhôm tác dụng được với dung dịch axit. B. nhôm tác dụng được với dung dịch bazơ.
C. Al đẩy được kim loại yếu hơn nó ra khỏi dd muối. D. nhôm là kim loại hoạt động hóa học mạnh
33: Trong dạ dày người có một lượng axit HCl ổn định và axit này có tác dụng trong quá trình tiêu hoá thức ăn. Vì lí do nào đó lượng axit này tăng lên sẽ gây nên hiện tượng đau dạ dày. Muối nào sau đây được dùng làm thuốc chữa đau dạ dày ? A. CaCO3. B. NaCl. C. NaHCO3. D. KNO3.
34. Phản ứng trung hòa là phản ứng xảy ra giữa axit và:
A. Kim loại B. Muối C. Oxit bazơ D. Bazơ
35. Phản ứng nào sau đây là phản ứng thế:
A. CaCO3 à CaO + CO2 B. 4P + 5 O2 à P2O5
C. Fe + 2HCl à FeCl2 + H2 D. 2NaOH + H2SO4 à Na2SO4 + 2 H2O
36: Phát biểu nào sau đây Sai ?
A. Al có phản ứng với dd NaOH.
B. Fe không phản ứng HNO3 đặc, nguội, H2SO4 đặc, nguội.
C. Fe, Cu, Al. đều không tan trong nước ở nhiệt độ thường.
D. Cu, Ag có phản ứng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng.
37: Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. dd Na2CO3 tác dụng được với dd HCl nhưng không tác dụng với dd BaCl2
B. Kim loại Cu có phản ứng với dung dịch MgCl2
C. Kim loại Na phản ứng mạnh với nước ở điều kiện thường. .
D. Kim loại Fe và Al đều có tính nhiễm từ.
38: Muối nào sau đây có thể điều chế bằng phản ứng của kim loại tác dụng với dd axit sufuric ?
A. CuSO4 B. MgSO4 C. Ag2SO4 D. ZnCl2
39. Cho Na2O vào dd muối X thu được kết tủa trắng. Muối X là chất nào sau đây:
- NaClB. FeCl3C. CuCl2D. MgCl2
40. Để phân biệt dd natri sunfat và dd natri cacbonat ta dùng:
- Dd BaCl2B. dd HClC. dd NaOHD. dd KNO3
41. Muối nào sau đây không nên có trong nước, nhưng được dùng làm gia vị trong các bữa ăn? A. CaCO3 B. NaCl C. Pb(NO3)2 D. CaSO4
42: Tìm X,Y,Z. Biết:
- Khí X rất độc, không cháy, hoà tan trong nước, nặng hơn không khí và có tính tẩy màu.
- Khí Y rất độc, cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh sinh ra chất khí làm đục nước vôi trong.
- Khí Z không cháy, nặng hơn không khí, làm đục nước vôi trong.
A. Cl2, CO, CO2. B. Cl2, SO2, CO2. C. SO2, H2, CO2. D. H2, CO, SO2.
43. Sục từ từ đến dư khí CO2 vào dd Ca(OH)2, hiện tượng quan sát được là:
A. Có kết tủa trắng và không tan B. Chỉ có bọt khí bay ra
C. Có kết tủa trắng rồi tan dần D. Có kết tủa trắng và sủi bọt khí
44: Hãy chỉ ra phương trình phản ứng viết sai.
A. Fe + Cl2 FeCl2. B. Fe + 2HCl FeCl2 + H2.
C. Fe + S FeS. D. Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu
45.Trong sơ đồ phản ứng sau: . M là:
A. Cu . B. Cu(NO3)2. C. CuO. D. CuSO4.
46. Kim loại màu trắng bạc, dẫn điện tốt, nhẹ, được dùng làm dây dẫn điện ngoài trời trên đường điện cao thế là: A. Đồng B. Bạc C. Sắt D. Nhôm
47:Nhóm chất gồm các khí đều phản ứng được với nước là :
A. CO, CO2. B. Cl2, CO2. C. H2, Cl2. D. H2, CO.
48:Để tạo muối NaHCO3 duy nhất thì tỉ lệ CO2 sục vào dung dịch NaOH là bao nhiêu ?
A. 2 : 3 B. 1 : 2 C. 1 : 1 D. 1 : 3
49: Cho dung dịch X vào dung dịch Y thu được kết tủa trắng, kết tủa không tan trong axit HCl. Dung dịch X và Y là của các chất:
A. BaCO3 và K2SO4 B. Ba(OH)2 và Na2SO4. C. NaOH và CuSO4. D. BaCl2 và Na2CO3.
50: Chất X có các tính chất: Tan trong nước tạo dung dịch X; dung dịch X phản ứng được với dung dịch Na2SO4; dung dịch X làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng. Công thức hóa học của X là:
A. BaCl2. B. Ba(OH)2. C. KCl. D. KOH.
51. Cho các chất CaCO3, HCl, NaOH, BaCl2, CuSO4, có bao nhiêu cặp chất có thể phản ứng với nhau:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
52: Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch CuCl2 đển khi kết tủa không tạo thêm nữa thì dừng lại. Lọc kết tủa rồi đem nung đến khối lượng không đổi. Thu được chất rắn nào sau đây:
- CuOB. Cu(OH)2 C. Cu2OD. Cu
53: Nguyên liệu dùng để sản xuất nhôm là quặng:
A. hematit B. Manhetit C. Boxit D. Pirit
54. Để nhận biết 3 kim loại Al, Ag, Fe người ta dùng:
A. dd NaOH B. dd HCl C. dd CuSO4 D. Cả dd HCl và ddNaOH
55. Nhôm không t/dụng với chất nào sau đây:
A. Khí clo B. dd CuCl2 C. dd NaOH D. dd MgSO4
56: Dãy phi kim tác dụng được với nhau là
A. Si, Cl2, O2. B. H2, S, O2. C. Cl2, C, O2. D. N2, S, O2.
57: Dãy phi kim được sắp xếp theo chiều hoạt động hoá học tăng dần :
A. Si, Cl, F, I. B. S, O, Cl, F. C. F, Br, S, Cl. D. F, Cl, Br, S.
58:Trong công nghiệp người ta điều chế clo bằng cách
A. điện phân dd muối ăn bão hoà . B. điện phân dd muối ăn bão hoà có màng ngăn xốp.
C. nung nóng muối ăn. D. đun nhẹ mangan đioxit với axit clohiđric đặc.
59: Dẫn khí Cl2 vào dung dịch NaOH, tạo thành
A. dd gồm 1 muối. B. dd hai muối. C. dd gồm 1axit. D. dd gồm 1axit và 1 muối.
60: Nước clo có tính tẩy màu vì
A. clo t/d với nước tạo nên axit HCl có tính tẩy màu. B. clo hấp phụ được màu.
C. clo t/d nước tạo nên axit HClO có tính tẩy màu. D. clo không tác dụng với nước.
61.: Khí nào sau đây có tỷ khối so với khí N2 bằng 2,286 ?
A. CO2. B. SO3. C. SO2. D. HCl.
62 :Trong các loại phân bón sau, loại phân bón nào có lượng đạm cao nhất ?
A/ NH4NO3 B/NH4Cl C/(NH4)2SO4 D/ (NH2)2CO
63: X là nguyên tố phi kim có hoá trị III trong hợp chất với khí hiđro. Biết thành phần phần trăm khối lượng của hiđro trong hợp chất là 17,65 %. X là nguyên tố. a. C. b. N. c. S. d, P.
64: Cho 6,5 gam kim loại kẽm vào dung dịch HCl dư. Khối lượng muối thu được là:
A. 13,6 g B. 1,36 g C. 20,4 g D. 27,2 g
65 : Cùng một khối lượng Al và Mg, nếu được hoà tan hết bởi dung dịch HCl thì
A. Al giải phóng hiđro nhiều hơn Mg B. Mg giải phóng hiđro nhiều hơn Al
C. Al và Mg giải phóng cùng một lượng hiđro D.Lượng hiđro do Mg sinh ra gấp 2 lần do Al sinh ra
66. Cho 4,8 gam kim loại M có hóa trị II vào dung dịch HCl dư , thấy thoát ra 4,48 lít khí hidro (ở đktc). Vậy kim loại M là : A.Ca B. Fe C. Mg D.Ba
67. Khi phân tích định lượng ta thấy trong muối Sunfat của kim loại M có hoá trị II hàm lượng M là 29,41% về khối lượng . Vậy M là : A. Cu B. Fe C. Ca D. Mg
68: Cho 21 gam MgCO3 tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch HCl 2M. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là: A. 2,5 lít B. 0,25 lít C 3,5 lít D. 1,5 lít
69. Hòa tan hết 4,6 gam Na vào H2O được dung dịch X. Thể tích dung dịch HCl 1M cần để phản ứng hết với dung dịch X là: A. 100 ml B. 200 ml C. 300 ml D. 400 ml
70 Trung hòa 200 ml dung dịch H2SO4 1M bằng 200 gam dung dịch NaOH 10%. Dung dịch sau phản ứng làm quì tím chuyển sang màu: A. Ðỏ B. Vàng nhạt C. Xanh D.Không màu
71.. Để hòa tan hoàn toàn 2,4 gam một oxit của kim loại M ( hóa trị II) cần dùng vừa đủ 100ml dd H2SO4 0,6 M. Công thức oxit của kim loại M đã dùng là: A. CuO B. MgO C. BaO D. CaO
A. CaCO3. B. NaCl. C. NaHCO3. D. KNO3.
72: Đốt cháy hoàn toàn 2,8 gam hỗn hợp cacbon và lưu huỳnh cần 3,36 lít O2 (đktc). Khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp lần lượt : A. 0,2 g và 0,8 g C. 1,3 g và 1,5 g. B. 1,2g và 1,6g D. 1g và 1,8g.
73: Cho 3,1 gam Na2O được hoà tan trong nước để được 100 ml dung dịch. Nồng độ mol của dung dịch thu được là: A. 0,50M. B. 0,05M. C. 1,00M. D. 0,10M.
74. Cho 2,06 gam hỗn hợp X gồm MgO và MgCO3 tác dụng với dd HCl dư, thu được 336ml (đktc) khí CO2. Thành phần phần trăm theo khối lượng của MgO và MgCO3 trong X lần lượt là:
A. 38,83% và 61,17% B. 29,13% và 70,87% C. 70,87% và 29,13% D. 61,17% và 38,83%
75:Khử hoàn toàn 32 gam Fe2O3 bằng khí CO dư. Sản phẩm khí thu được cho vào bình đựng nước vôi trong dư được a gam kết tủa màu trắng. Giá trị của a là : A. 50. B. 60. C. 40. . 30.
76. Cho 4,64 gam hỗn hợp gồm NaHCO3 và Na2CO3 vào dung dịch HCl dư, thu được 1,12 lít khí CO2 ( đktc). Phần trăm số mol NaHCO3 trong hỗn hợp trên là: A. 40% B 30% C 70% D. 60%
77: Khối lượng chất tan NaOH có trong 125 ml dung dịch NaOH 2M là
A. 5 gam B. 10 gam C. 20 gam D. 30 gam
78. Cho 29,6 gam hỗn hợp gồm Al, Fe, Zn vào một lượng vừa đủ dung dịch axit clohidric. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 15,68 lít khí H2 ở đktc và dung dịch chứa a gam muối clorua. Giá trị của a là:
A. 79,3 B. 65,4 C. 82,1 D. Đáp án khác A, B,C
79. Cho 22 gam hỗn hợp Al và Fe tác dụng hết với dd HCl sau phản ứng thu được 17,92 lít khí H2 ở đktc. Phần trăm khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp lần lượt là:
A. 49,09% và 50,91% B. 30% và 70% C. 38,05% và 61,95% D. 50,91% và 49,09%
80. Đốt cháy hoàn toàn 1,6 gam, khí metan cần vừa đủ V lít không khí ở đktc. Giả thiết không khí chứa 20% oxi và 80% N2 về thể tích. Giá trị của V là: A. 8,96 B. 17,92 C. 22,4 D. 4,48
81. Hấp thụ hết V lít (đktc) khí CO2 vào dd chứa 0,1 mol Ca(OH)2, thu được 5 gam kết tủa. Giá trị của V là: A. 2,24 B. 1.68 C. 1,12 hoặc 2,24 D. 1,12 hoặc 3,36
82. Cho 0,6 gam bột Mg tác dụng với 100ml dd chứa AgNO3 0,2 M và Cu(NO3)2 0,25M. Khuấy đều , khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
- 1,6B.3,12C. 3,24D. 6,4
83. Đốt cháy hết 9,6 gam một kim loại hóa trị II trong 6,72 lít khí O2 (đktc), sau phản ứng thu được 16 gam oxit. CTHH của oxit là : A. MgO B. CaO C. ZnO D. BaO
84. Nhúng 1 thanh sắt dư vào dd 200 g dd CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, lấy thanh sắt ra rửa nhẹ, làm khô đem cân thấy khối lượng thanh sắt tăng 1,6 gam so với ban đầu. Giả thiết toàn bộ lương đồng tạo ra bám vào thanh sắt. Nồng độ % của dd CuSO4 đã dùng là :
A. 10% B. 20% C. 30% D. 40%
85. Một loại đá vôi chứa 20% tạp chất trơ. Người ta nhiệt phân 100 gam loại đá vôi này, sau phản ứng thu được 78 gam chất rắn. Hiệu suất của quá trình nhiệt phân này là :
A. 50% B. 62,5% C. 80% D. 97,5%
86. Cho 10,5 gam hỗn hợp 2 kim loại Cu, Zn vào dd H2SO4 loãng dư người ta thu được 2,24 lít khí ở đktc. Khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng là : A. 2 gam B. 4 gam C. 5 gam D. 8gam
Bài 1. Hãy viết các PTHH điều chế MgCl2 từ các chất : Mg, MgCO3, MgO, Mg(OH)2, MgSO4
Bài 2. Viết các PTHH theo sơ đồ sau:
Al à Al2 (SO4)3 à AlCl3 à Al(OH)3 à Al2O3 à Al à NaAlO2
Fe à FeCl2 à Fe(OH)2 à FeSO4 à Fe(NO3)2 à Fe
FeCl3 à Fe(OH)3 à Fe2O3 à Fe à Fe3O4
Bài 3.Cho 100 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại Fe, Cu vào dung dịch CuSO4 dư sau phản ứng thấy khối lượng chất rắn thu được tăng thêm 4 gam so với ban đầu . Vậy % khối lượng của Cu trong hỗn hợp ban đầu là : A. 100% B. 72% C. 32% D. 28%
Cho S = 32, Al =27, Mg=24, Cu= 64, Ag=108, H=1, Cl=35,5; Na=23 ,O=16, N=14, Fe = 56,
Ba = 137, P = 31, K = 39, Ca = 40