ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II – KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6
NĂM HỌC 2022 – 2023
A. YÊU CẦU HỌC SINH NẮM VỮNG CÁC KIẾN THỨC
+ Chương VII: Đa dạng thế giới sống về nguyên sinh vật, nấm, thực vật, động vật, đa dạng sinh học
+ Chương VIII: Lực trong đời sống về: Lực là gì, biểu diễn lực, bến dạng của lò xo, trọng lượng, lực hấp dẫn, lục ma sát, lực cản của nước
B. MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
I. Một số dạng câu Trắc nghiệm
* Chương VII: Đa dạng thế giới sống
Câu 1. Thuốc kháng sinh penicilin được sản xuất từ
A. nấm kim châm. B. nấm men C. nấm mốc. D. nấm độc đỏ.
Câu 2. Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói vể cấu tạo của nấm?
- Phần sợi nấm là cơ quan sinh sản.
- Phẩn sợi nấm là cơ quan sinh dưỡng.
- Phần mũ nấm là cơ quan sinh dưỡng.
- Phẩn mũ nấm vừa là cơ quan sinh sản vừa là cơ quan sinh dưỡng
Câu 3. Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật
A. có cấu tạo tế bào nhân thực, đa số có kích thước hiển vi.
B. có cấu tạo tế bào nhân sơ, đa số có kích thước hiển vi.
C. chưa có cấu tạo tế bào, đa số có kích thước hiển vi.
D. có cấu tạo tế bào nhân thực, kích thước lớn
Câu 4. Trong các thực vật sau, loại nào cơ thể có cả hoa, quả và hạt?
A. Dương xỉ B. Cây vạn tuế C. Cây pơ mu D. Cây xoài
Câu 5. Chọn phát biểu không đúng.
A. Nấm thường sống ở nơi ẩm ướt B. một số loại nấm là cơ thể đơn bào
C.Nhiều loài nấm được sử dụng làm thức ăn D. nấm có cấu tạo cơ thể giống vi khuẩn
Câu 6. Ở rêu, các túi bào tử nằm ở đâu?
A. Mặt trên của lá. B. Mặt dưới của lá. C. Ngọn cây. D. Rễ cây,
Câu 7. Loài nguyên sinh vật nào có khả năng cung cấp oxygen cho các động vật dưới nước?
A. Tảo B. trùng roi C. Trùng giày D. Trùng biến hình
Câu 8. Cây bưởi thuộc ngành thực vật nào?
A. hạt trần. B. Dương xỉ. C. hạt D. Rêu.
Câu 9. Đặc điểm của người bị bệnh hắc lào là?
A. Xuất hiện những vùng da phát ban đỏ, gây ngứa
B. Xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti, ngây ngứa
C. Xuất hiện vùng da có dạng tròn, đóng vảy, có thể sưng đỏ và gây ngứa
D. Xuất hiện những bọng nước lớn, không ngứa, không đau
Câu 10. Biện pháp nào sau đây không giúp chúng ta tránh bị mắc bệnh sốt rét?
A. Mắc màn khi đi ngủ B. Diệt muỗi, diệt bọ gậy
C. Mặc đồ sáng màu để tránh bị muỗi đốt D. Phát quang bụi rậm
Câu 11. Ngành thực vật nào sau đây có mạch, có rễ thật và sinh sản bằng bào tử?
A. Hạt kín B. Hạt trần C. Rêu D. Dương xỉ
Câu 12. Vì sao nói Hạt kín là ngành có ưu thế lớn nhất trong các ngành thực vật?
A. Vì chúng có hệ mạch B. Vì chúng có hạt nằm trong quả
C. Vì chúng sống trên cạn D. Vì chúng có rễ thật
Câu 13. Những triệu chứng nào sau đây là của bệnh kiết lị?
A. Đau bụng, đi ngoài, mất nước, nôn ói B. Sốt, rét run, đổ mồ hôi
C. Da tái, đau họng, khó thở D. Đau tức ngực, đau họng, đau cơ
Câu 14. Địa y được hình thành như thế nào?
A. Do sự cộng sinh giữa nấm và công trùng B. Do sự cộng sinh giữa nấm và một số loài tảo
C. Do sự cộng sinh giữa nấm và vi khuẩn D. Do sự cộng sinh giữa nấm và thực vật
Câu 15. Thực vật có vai trò gì đối với động vật?
A. Cung cấp thức ăn B. Ngăn biến đổi khí hậu
C. Giữ đất, giữ nước D. Cung cấp thức ăn, nơi ở
Câu 16. Có thể đựa vào đặc điểm nào sau đây để phân biệt nhóm Động vật không xương sống và Động vật có xương sống?
A. Lớp vỏ. B. Xương cột sống C. Bộ xương ngoài. D. Vỏ calium.
Câu 17. Sự đa dạng của động vật được thể hiện rõ nhất ở:
A. cấu tạo cơ thể và số lượng loài. B. môi trường sống và hình thức dinh dưỡng.
C. số lượng loài và môi trường sống. D. hình thức dinh dưỡng và hình thức di chuyển.
Câu 18. Giun đũa là đại diện của ngành động vật nào sau đây?
A. Ruột khoang. B. Giun C. Thân mềm, D. Chân khớp
Câu 19. Đặc điểm đặc trưng của lớp Động vật có vú là gì?
A. đẻ trứng. B. có khả năng tự dưỡng.
C. sinh sản vô tính. D. đẻ con.
Câu 20: Thực vật bao gồm những ngành nào?
A.Ngành rêu, ngành dương xỉ, ngành hạt trần, ngành hạt kín
B.Ngành rêu, ngành dương xỉ, ngành ĐV không xương sống.
C.Ngành hạt trần, ngành hạt kín, ngành ĐV có xương sống
D.Ngành ĐV không xương sống và ngành ĐV có xương sống
Câu 21: Đặc điểm nào sau đây là của ngành hạt kín:
A. Cơ quan sinh dưỡng đa dạng, sinh sản bằng hoa, quả, hạt
B. Cơ quan sinh dưỡng có mạch dẫn, sinh sản bằng hat, hạt nằm lộ trên lá noãn.
C. Cơ quan sinh dưỡng có mạch dẫn, sinh sản bằng bào tử
D. Rễ giả, cơ quan sinh dưỡng chưa có mạch dẫn, sinh sản bằng bào tử
Câu 22: Ngành động vật không xương sống gồm các lớp động vật nào sau đây?
A.Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.
B.Ruột khoang, giun dẹp, giun tròn, giun đốt, thân mềm, chân khớp.
C.Ruột khoang, thân mềm, bò sát, chim.
D.Cá, lưỡng cư, ruột khoang, các ngành giun, chim, thân mềm, chân khớp, thú.
Câu 23: Đặc điểm nào sau đây để nhận dạng các đại diện thuộc ngành chân khớp?
A.Cơ thể có khoang ruột dạng túi. B.Cơ thể dẹp hoặc tròn hoặc phân đốt.
C.Cơ thể mềm, một số có vỏ đá vôi. D.Chân phân đốt, các đốt khớp động với nhau.
* Chương VIII: Lực trong đời sống
Câu 24: Một túi đường có khối lượng 2 kg thì có trọng lượng gần bằng
A. 2N B. 200N C. 20N D. 2000N
Câu 25: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào xuất hiện lực không tiếp xúc?
A. Em bé đẩy cho chiếc xe đồ chơi rơi xuống đất. B. Quả táo rơi từ trên cây xuống.
C. Cầu thủ đá quả bóng bay vào gôn. D. Gió thổi làm thuyền chuyển động.
Câu 26: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào xuất hiện lực tiếp xúc?
A. Hai thanh nam châm hút nhau. B. Mẹ em ấn nút công tắc bật đèn.
C. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. D. Hai thanh nam châm đẩy nhau.
Câu 27: Quả bóng đang bay tới cầu gôn thì bị thủ môn bắt được. Lực của người thủ môn đã làm quả bóng bị … .
A. Biến dạng. B. Thay đổi chuyển động. C. Dừng lại. D. Biến dạng và thay đổi chuyển động.
Câu 28: Khi buông viên phấn, viên phấn rơi là vì:
A. Lực đẩy của tay B. Lực hút của Trái Đất tác dụng lên nó.
C. Một lí do khác D. Sức đẩy của không khí
Câu 29: Chọn đáp án đúng. Lực có thể gây ra tác dụng nào dưới đây?
A. Chỉ có thể làm cho vật đang đứng yên phải chuyển động.
B. Chỉ có thể làm cho vật chuyển động nhanh lên.
C. Chỉ có thể làm cho vật đang chuyển động phải dừng lại.
D. Có thể gây ra tất cả các tác dụng nêu trên.
Câu 30: Quả táo bị rơi xuống đất do chịu tác dụng của lực có đặc điểm
A. Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên. B. Phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải.
C. Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới. D. Phương nằm ngang, chiều từ trên xuống dưới.
Câu 31: Người ta biểu diễn lực bằng
A. Đường thẳng B. Tia C. Mũi tên D. Đoạn thẳng
Câu 32: Muốn biểu diễn một vectơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố:
A. Điểm đặt, phương, độ lớn của lực. B. Điểm đặt, phương, chiều của lực.
C. Hướng của lực D. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn của lực.
Câu 33: Sắp xếp các độ lớn của lực trong các trường hợp sau đây theo thứ tự tăng dần?
1: Lực của ngón tay tác dụng vào nút bấm bút bi
2: Lực của tay người bắn cung tác dụng lên dây cung
3: Lực của tay tác dụng để đẩy nôi em bé
4: Lực của tay lực sĩ tác dụng lên quả tạ
A. 1 → 2 → 4 → 3 B. 4 → 3 → 2 → 1
C. 3 → 2 → 1 → 4 D. 1 → 2 → 3 → 4
Câu 34: Treo một quả nặng vào một lò xo. Lò xo sẽ bị …
A. Lực đàn hồi B. Dãn ra. C. Trong lực D. Cân bằng lẫn nhau
Câu 35: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20 cm. Khi lò xo có chiều dài là 24 cm thì lò xo đã bị biến dạng là bao nhiêu?
A. 2 cm B. 3 cm C. 1 cm D. 4 cm
Câu 36: Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau đây?
A. Lò xo luôn lấy lại được hình dạng ban đầu khi thôi tác dụng lực.
B. Lực đàn hồi của lò xo có chiều ngược với chiều biến dạng của lò xo.
C. Khi lò xo bị kéo dãn thì chiều dài lúc sau ngắn hơn chiều dài ban đầu.
D. Độ biến dạng của lò xo là độ dãn của lò xo.
Câu 37: Giả sử một chiếc lò xo có chiều dài ban đầu là , khi chịu tác dụng của một lực, chiều dài lò xo là . Độ biến dạng của lò xo khi đó là:
A. B. C. D.
Câu 38: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào xảy ra do trọng lực tác dụng lên vật?
A. Người công nhân đang đẩy thùng hàng. B. Quả dừa rơi từ trên cây xuống.
C. Cành cây đung đưa trước gió. D. Em bé đang đi xe đạp.
Câu 39: Đơn vị trọng lượng là gì?
A. N B. N/m3 C. N.m2 D. N.m
Câu 40: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?
A. Đơn vị của trọng lượng là niuton (N).
B. Độ lớn của lực hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng của các vật.
C. Mọi vật có khối lượng đều hút lẫn nhau. D. Cả 3 phương án trên.
Câu 41: Trọng lực có phương và chiều như thế nào?
A. Phương thẳng đứng, chiều hướng về phía Trái Đất.
B. Phương nằm ngang, chiều từ Tây sang Đông.
C. Phương nằm ngang, chiều từ Đông sang Tây.
D. Phương thẳng đứng, chiều hướng ra xa Trái Đất.
Câu 42: Trọng lượng của một vật được tính theo công thức nào sau đây?
A. P = m B. P = 10 m C. P = 0,1 m D. m = 10 P
Câu 43: Trường hợp nào sau đây lực xuất hiện không phải là lực ma sát?
A. Lò xo bị nén B. Đế giày lâu ngày đi bị mòn
C. Xe đạp đi trên đường D. Người công nhân đẩy thùng hàng mà nó không xê dịch chút nào
Câu 44: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào lực ma sát có ích?
A. Xe đạp đi nhiều nên xích, líp bị mòn. B. Bảng trơn không viết được phấn lên bảng.
C. Người thợ trượt thùng hàng trên mặt sàn rất vất vả. D. Giày dép sau thời gian sử dụng đế bị mòn.
Câu 45: Khi xe đang chuyển động, muốn dừng xe lại, người ta dùng phanh để
A. Tăng mức quán tính của xe làm xe dừng lại nhanh hơn.
B. Tạo ra ma sát lăn giữa má phanh và vành bánh xe để cản trở chuyển động của xe.
C. Tạo ra ma sát nghỉ giữa má phanh và vành bánh xe để cản trở chuyển động của xe.
D. Tạo ra ma sát trượt giữa má phanh và vành bánh xe để cản trở chuyển động của xe.
Câu 46: Cách nào sau đây làm tăng được ma sát khi xe ô tô bị sa lầy?
A. Tăng ga B. Xuống xe đẩy đuôi ôtô
C. Cả A và B đều được D. Lấy các viên đá sỏi, gạch chẹn vào bánh xe
Câu 47: Chọn phát biểu đúng?
A. Lực ma sát là lực xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt một vật khác.
B. Lực ma sát là lực xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt một vật khác.
C. Lực ma sát là lực không tiếp xúc.
D. Lực ma sát vừa có lợi vừa có hại.
Câu 48: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào lực ma sát có hại?
A. Em bé đang cầm chai nước trên tay. B. Ốc vít bắt chặt vào với nhau.
C. Lốp xe ôtô bị mòn sau một thời gian dài sử dụng. D. Con người đi lại được trên mặt đất.
Câu 49: Tại sao đi lại trên mặt đất dễ dàng hơn khi đi lại dưới nước?
A. Vì khi đi dưới nước chịu cả lực cản của nước và không khí.
B. Vì khi ở dưới nước ta bị Trái Đất hút nhiều hơn.
C. Vì lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.
D. Vì không khí chuyển động còn nước thì đứng yên.
Câu 50: Đặc điểm lực cản của nước?
A. Độ lớn của lực cản càng mạnh khi diện tích mặt cản càng nhỏ.
B. Độ lớn của lực cản càng yếu khi diện tích mặt cản càng lớn.
C. Độ lớn của lực cản càng mạnh khi diện tích mặt cản càng lớn
D. Không có ý nào chính xác
Câu 51: Phát biểu nào sau đây, mô tả đúng đặc điểm của lực trong hình vẽ (1 đoạn ứng với 1 N)?
A. Điểm đặt tại mép vật, phương hợp với phương nằm ngang một góc 600, chiều từ dưới lên trên, độ lớn 3 N.
B. Điểm đặt tại mép vật, phương hợp với phương thẳng đứng một góc 600, chiều từ dưới lên trên, độ lớn 3 N.
C. Điểm đặt tại mép vật, phương hợp với phương thẳng đứng một góc 600, chiều từ trên xuống dưới, độ lớn 3 N.
D. Điểm đặt tại mép vật, phương hợp với phương nằm ngang một góc 600, chiều từ trên xuống dưới, độ lớn 3 N.
Câu 52: Một thùng hoa quả có trọng lượng 50 N thì thùng hoa quả đó có khối lượng bao nhiêu kg?
A. 6kg B. 5kg C. 4kg D. 3kg
Câu 53: Muốn đo lực ta dùng dụng cụ:
A. Cân B. Bình chia độ C. Thước D. Lực kế
II. Một số dạng câu Tự luận
* Chương VII: Đa dạng thế giới sống
Câu 1: Thực vật bao gồm những ngành nào? Vai trò của thực vật?
Câu 2: Nêu vai trò của động vật đối với con người. Hãy lấy ví dụ đối với mỗi vai trò
* Chương VIII: Lực trong đời sống
Câu 3. Các lực sau đây là lực đẩy hay lực kéo; lực tiếp xúc hay lực không tiếp xúc; có tác dụng làm biến đổi chuyển động hay làm biến dạng vật?
a) Lực của chân cầu thủ đá vào quả bóng.
b) Lực của Trái Đất tác dụng lên vật đang rơi
c) Lực của mặt đất tác dụng lên người đang đi bộ
d) Lực của nam châm đặt dưới mặt bàn tác dụng lên kẹp giấy đặt trên mặt bàn.
e) Lực của không khí tác dụng lên chiếc dù đang rơi.
Câu 4. Treo một vật nặng lên một lực kế đặt thẳng đứng, lực kế chỉ 5N (hình dưới)
a) Khối lượng của vật là bao nhiêu?
b) Nêu tên các lực tác dụng lên vật và biểu diễn các lực này theo tỉ lệ xích 1cm ứng với 1N.
Câu 5. Thả một hòn bi sắt và một tờ giấy từ trên cao xuống, ta thấy hòn bi rơi theo phương thẳng đứng, còn tờ giấy thì không.
a) Hãy giải thích vì sao.
b) Muốn làm cho tờ giấy cũng rơi theo phương thẳng đứng thì phải làm thế nào? Tại sao?
Câu 6: Hãy vẽ các mũi tên biểu diễn lực trong các trường hợp sau đây theo tỉ lệ xích 0,5 cm ứng với 5N.
a, Xách túi gạo với lực 30 N.
b, Đẩy cánh cửa với lực 20 N theo phương ngang, chiều từ trái sang phải.
c, Kéo một chiếc ghế với lực 25N theo phương xiên một góc 60 độ.
d, Cánh tay tì vào mặt bàn theo phương thẳng đứng với lực 5 N.
Câu 7: Điền vào chỗ trống trong bảng sau:
Khối lượng
|
1,24 kg
|
48 kg
|
|
750 g
|
|
3 tạ
|
Trọng lượng
|
|
|
600 N
|
|
104 N
|
|
Hãy nỗ lực hết mình và tin rằng mọi nỗ lực sẽ được đền dáp xứng đáng!