Phương pháp tự học hiệu quả là điều cần thiết với tất cả mọi lứa tuổi. Dù bạn còn là lứa tuổi học sinh hay đã ra trường, chỉ cần còn muốn học kiến thức, bạn sẽ luôn cần những phương pháp này.
1.Hiểu rõ mục tiêu của việc học
Đề ra mục tiêu học tập và luôn nhắc nhở bản thân về lý do và mục tiêu đó. Khi đó, bạn sẽ có đầy đủ động cơ để học tập và trở nên tích cực hơn.
Hiểu rõ việc học là học cho bản thân, mục tiêu học là gì là phương pháp tự học hiệu quả, giúp bạn có động lực và tự giác hơn
Bạn phải hiểu rõ lý do vì sao phải học, mục tiêu là gì và khiến nó thật mạnh mẽ trong tâm trí. Chỉ như thế, mỗi khi bạn nghĩ đến việc học thì nguồn năng lượng trong cơ thể bạn mới dâng trào. Khiến bạn yêu thích, thích thú và tích cực học tập hơn.
Đây là điều đầu tiên cần phải làm trong các phương pháp tự học hiệu quả. Khi lý do và mục tiêu của bạn lớn, trong bạn sẽ có một sự thúc đẩy mãnh liệt. Bạn sẽ chủ động, tự giác học tập, tìm kiếm kiến thức, thay vì chờ đợi ngoại lực tác động.
2.Lập kế hoạch và mục tiêu
Để việc suôn sẻ, dù là việc lớn hay nhỏ. bạn cũng cần phải có kế hoạch chi tiết và cụ thể. Phải lên cho mình một kế hoạch học tập thật khoa học, xác định khối kiến thức cần phải trau dồi, phân bổ thời gian cụ thể để học tập.
Hãy lên kế hoạch theo giờ, ngày, tuần và tháng, càng cụ thể càng tốt. Sau đó, bạn chỉ cần xem và thực hiện theo, tiết kiệm rất nhiều thời gian.
3.Luôn đặt câu hỏi
Khi có nhiều câu hỏi trong đầu, bạn sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu. Chẳng có cách nào khác, bạn phải ngồi dậy để nghiên cứu và trả lời những câu hỏi này. Đây chính là một trong những phương pháp tự học hiệu quả nhất mà bạn nên thử.
Câu hỏi, thắc mắc sẽ làm bạn có động lực tìm tòi, nghiên cứu và tự giác học tập hơn.
Bên cạnh đó, bạn cũng không nên quá dễ hài lòng với tất cả những gì người khác chỉ bảo. Việc bạn chấp nhận câu trả lời một cách hời hợt sẽ khiến khả năng tự học của bạn kém đi. Tạo thành thói quen xấu như lười suy nghĩ và không chịu tìm tòi, khiến bạn ngày càng đi xuống.
4.Thử nhiều cách học khác nhau
Mỗi người sẽ có những phương pháp tự học hiệu quả khác nhau. Bạn chỉ nên tham khảo chứ đừng nên cố gắng ép bản thân thực hiện phương pháp của người khác.
Nếu bạn không biết cách nào phù hợp với mình, hãy thử trước nhiều lần. Sẽ mất vài tháng, hoặc tận nửa năm để có kết quả chính xác nhất. Bởi khó mà khẳng định việc học của bạn hiệu quả chỉ sau một vài lần thực hiện. Bạn có thể thử một số cách sau đây xem cái nào hiệu quả với bạn
Học những gì bạn yêu thích sẽ khiến bạn dễ dàng học tập và làm việc hơn. Những môn này sẽ giúp bạn có thêm động lực để tiếp tục việc tự học, ngay cả khi bạn cảm thấy chán nản.
Tuy nhiên, với học sinh, sinh viên, không phải môn nào bạn cũng sẽ muốn học. Vậy nên, phân bổ môn không thích và môn yêu thích đan xen với nhau. Khi học xong một môn khó nhằn, bạn hãy nghỉ ngơi chút và học môn khiến mình hứng thú. Điều này sẽ khơi dậy hứng khởi trong bạn và giúp bạn có động lực trở lại.
Đan xen những môn không thích và những môn bạn hứng thú với nhau để tạo động lực tốt cho việc học
5.Đặt thời gian học từ ít đến nhiều dần
Nếu mới bắt đầu tự học, hãy đặt khoảng thời gian ngắn từ 15 phút đến 30 phút. Sau đó, tăng dần lên để mỗi ngày để việc học ngày càng tốt hơn. Từ đó, bạn sẽ quen dần với việc tự giác học tập.
6.Tham gia một nhóm tự học
Nếu thấy tự học một mình quá khó khăn, bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của bạn bè. Lập một nhóm nhỏ từ 3 – 5 người có thể sẽ giúp ích cho bạn nhiều hơn. Với sự giao lưu, chia sẻ, trao đổi tài liệu, thảo luận kiến thức,… sẽ tạo động lực học tập cho bạn hơn rất nhiều. Phương pháp tự học hiệu quả này cũng dành cho những bạn chỉ có thể học tốt khi được người khác giảng dạy.
Chia sẻ những điều đã học được sẽ giúp bạn hiểu rõ bài học hơn. Việc này còn giúp tự đánh giá và bổ sung lượng kiến thức thiếu sót cho bản thân. Đây là một trong những cách mà bạn nên thử áp dụng.
7.Học với thực tế
Nhiều bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn khi liên hệ kiến thức lý thuyết với thực tế. Khi hiểu rõ về lý thuyết gắn với hoàn cảnh nào trong thực tế, bạn sẽ có thể dễ dàng hiểu sâu và nhớ lâu hơn.
Tìm kiếm thêm tài liệu, bài tham khảo, video từ sách báo hoặc mạng có liên quan đến kiến thức. Bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm được thông tin thực tế, và hiểu sâu hơn về những gì cần học.
Liên hệ kiến thức với thực tế là phương pháp tự học hiệu quả, giúp tiếp thu kiến thức nhanh và sâu hơn
8.Chọn cách ghi nhớ riêng
Có rất nhiều cách ghi nhớ như: viết lại nhiều lần trên giấy, vẽ sơ đồ hệ thống, đọc to, đọc thầm,… Mỗi người sẽ có cách ghi nhớ kiến thức khác nhau. Bạn hãy lựa chọn cho mình một cách ghi nhớ nhanh và hiệu quả nhất nhé!
Hãy thử một số phương pháp xem bản thân học từ nghe-nhìn tốt hơn hay qua lời nói tốt hơn bạn nhé! Trong thời gian đó, bạn cần kiên nhẫn và chịu khó thay đổi phương pháp học nếu nó không hiệu quả.
9.Kỷ luật khi học
Rèn luyện tính kỷ luật khi tự học. Hãy dẹp bỏ toàn bộ những vật có thể gây phân tâm khi học. Và xác định rằng, khi ngồi vào bàn học, bạn sẽ dành toàn bộ tâm trí, sự tập trung cho bài học chứ không phải là một thứ gì khác.
Kỷ luật này cần gắn chặt với kế hoạch và mục tiêu đã đề ra. Tự học là sự tự giác và bạn cần phải tự ép buộc bản thân làm việc đúng đắn. Tự rèn luyện trật tự kỷ luật sẽ giúp bạn trên con đường sự nghiệp và cuộc sống sau này rất nhiều.
10.Thường xuyên tự kiểm tra kiến thức
Tự học sẽ gắn liền với việc tự kiểm tra kiến thức bản thân. Hãy tưởng tượng như mình đang ở trên lớp, bạn có thể tìm kiếm hoặc từ lập những bài kiểm tra ngắn cho mình.
Kiểm tra kiến thức là phương pháp tự học hiệu quả giúp bạn củng cố lại lần nữa những gì đã học.
Tự kiểm tra kiến thức là phương pháp tự học hiệu quả, rèn luyện tính kỷ luật, tự giác và ôn tập lại kiến thức tốt
11.Chọn lọc thông tin, kiến thức
Đừng cố ghi nhớ quá nhiều thứ lộn xộn. Bạn chỉ nên ghi nhớ những thông tin, kiến thức quan trọng, cần thiết.
Hoặc bạn có thể chia nhỏ kiến thức thành từng phần để cảm thấy đỡ nhàm chán và có động lực tự học hơn.
12.Hiểu sâu và thường xuyên ôn lại
Mỗi một kiến thức được học, bạn cần hiểu rõ và hiểu sâu để nắm vững. Như thế, bạn sẽ biết cách áp dụng chúng phù hợp. Ngoài ra, cũng cần thường xuyên ôn lại những gì đã học. Bộ não chúng ta có cơ chế tự lãng quên dần theo thời gian. Vì thế, việc tự học là việc cả đời chứ không phải nhất thời. Lâu lâu hãy ôn lại kiến thức cần thiết nhé!