Dạy học dựa trên phát triển năng lực đã trở thành một chủ đề nóng trong giáo dục ngày nay. Nó ngày càng trở nên nóng hơn khi chính phủ đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp trong cải cách giáo dục và đo lường chính xác hơn kết quả học tập của học sinh. Hầu hết các trường học đều tuyên bố là họ đang dạy học theo định hướng phát triển năng lực nhưng lại không thể định nghĩa được một cách chính xác được về nó, vì vậy việc xác định lại khái niệm học tập dựa trên phát triển năng lực là gì? Và nó mang lại lợi ích gì cho mỗi trường học cũng như hệ thống giáo dục nói chung?
Dạy học dựa trên phát triển năng lực đã trở thành một chủ đề nóng trong giáo dục ngày nay. Nó ngày càng trở nên nóng hơn khi chính phủ đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp trong cải cách giáo dục và đo lường chính xác hơn kết quả học tập của học sinh. Hầu hết các trường học đều tuyên bố là họ đang dạy học theo định hướng phát triển năng lực nhưng lại không thể định nghĩa được một cách chính xác được về nó, vì vậy việc xác định lại khái niệm học tập dựa trên phát triển năng lực là gì? và nó mang lại lợi ích gì cho mỗi trường học cũng như hệ thống giáo dục nói chung?
Dạy học dựa trên phát triển năng lực là gì và điều gì làm cho nó khác biệt? Đặc điểm quan trọng nhất của dạy học phát triển năng lực là đo được “năng lực” của học sinh hơn là thời gian học tập và cấp lớp. Học sinh thể hiện sự tiến bộ bằng cách chứng minh năng lực của mình, điều đó có nghĩa là chúng phải chứng minh mức độ làm chủ/nắm vững kiến thức và kỹ năng (được gọi là năng lực) trong một môn học cụ thể, cho dù mất bao lâu. Mặc dù các mô hình học truyền thống vẫn có thể đo lường được năng lực, nhưng chúng phải dựa vào thời gian, các môn học được sắp xếp theo cấp lớp vào từng kì học, năm học. Vì vậy, trong khi hầu hết các trường học truyền thống đều cố định thời gian học tập (theo năm học) thì dạy học phát triển năng lực lại cho phép chúng ta giữ nguyên việc học và để thời gian thay đổi học.
Dạy học dựa trên phát triển năng lực tốt hơn cho phép mọi học sinh học tập, nghiên cứu theo tốc độ của riêng của chúng.
Chúng ta đều thừa nhận rằng, mỗi học sinh là một cá thể độc lập với sự khác biệt về năng lực, trình độ, sở thích, nhu cầu và nền tảng xuất thân. Dạy học phát triển năng lực thừa nhận thực tế này và tìm ra được những cách tiếp cận phù hợp với mỗi học sinh. Không giống như phương pháp “một cỡ vừa cho tất cả” một chiếc áo tất cả đều mặc vừa, nó cho phép học sinh được áp dụng những gì đã học, thông qua sự gắn kết giữa bài học và cuộc sống. Điều này cũng giúp học sinh thích ứng với những thay đổi của cuộc sống trong tương lai. Đối với một số học sinh, dạy học phát triển năng lực cho phép đẩy nhanh tốc độ hoàn thành chương trình học, tiết kiệm thời gian và công sức của việc học tập.
Để triển khai một cách hiệu quả, dạy học phát triển năng lực cần phải:
- Đánh giá “năng lực” của học sinh hơn là thời gian học
- Khai thác các thế mạnh của công nghệ cho việc dạy và học. Hướng dẫn qua máy tính cho chúng ta khả năng cá nhân hóa việc học cho mỗi học sinh. Bởi vì mỗi học sinh ở một tốc độ khác nhau và đến trường với kiến thức khác nhau, đây là một yêu cầu cơ bản của dạy học dựa trên năng lực.
- Thay đổi căn bản vai trò của giáo viên, khi các giáo viên trước kia thường làm việc với học sinh theo các lớp, dạy học theo lịch trong một số tuần quy định, giáo viên là người trực tiếp đưa hướng dẫn và kiểm soát quá trình học tập. Đối với học sinh, điều này không phù hợp. Một số học sinh sẽ cần chậm lại, một số khác có thể cần hoạt động nhanh hơn. Học tập dựa trên phát triển năng lực làm thay đổi vai trò của giáo viên từ “một nhà hiền triết, suối nguồn của tri thức” đến “ người hướng dẫn, đồng hành”. Các giáo viên làm việc với học sinh, hướng dẫn chúng học tập, trả lời các câu hỏi, hướng dẫn thảo luận và giúp học sinh tổng hợp và áp dụng kiến thức
- Xác định năng lực và phát triển các đánh giá phù hợp, tin cậy. Tiền đề cơ bản của dạy học phát triển năng lực là chúng ta xác định những năng lực nào cần hình thành cho học sinh và có minh chứng cho các năng lực đó khi học sinh tốt nghiệp. Điều này có nghĩa là chúng ta phải xác định các năng lực một cách rất rõ ràng. Lấy nhu cầu của xã hội tương lai làm cơ sở. Khi các năng lực được thiết lập, chúng ta cần các chuyên gia đánh giá để đảm bảo rằng chúng ta đo lường được một cách chính xác nhất có thể.
Những lợi ích của phương pháp dạy học dựa trên năng lực này đã được các nhà hoạch định chính sách và người có ảnh hưởng trong giáo dục công nhận. Trung tâm “Vì sự Tiến bộ” của Mỹ gần đây đã cho thấy, “dạy học dựa trên việc phát triển năng lực có thể là chìa khóa để cung cấp chất lượng giáo dục phổ thông cho hàng triệu người Mỹ với chi phí thấp hơn.” Trong khi các nhà hoạch định chính sách đang ca ngợi dạy học dựa trên phát triển năng lực, thì lại chưa có đủ sự hỗ trợ để đảm bảo nó có thể được thực hiện thành công trên thực tiễn. Ví dụ, các quy định về hỗ trợ tài chính thường dựa trên thời gian giảng dạy hoặc số lượng học sinh, tài liệu giảng dạy mới chỉ dừng lại ở sách giáo khoa và một vài tài liệu tham khảo giản đơn. Việc biến quá trình dạy học phát triển năng lực thành xu thế chủ đạo sẽ đòi hỏi một sự thay đổi “căn bản và toàn diện” cách tiếp cận về giáo dục của chúng ta từ trước đến nay.