Làm thế nào để học giỏi môn toán?
1. Nắm vững lý thuyết, định nghĩa về các dạng toán
Khi nắm vững được lý thuyết thì các bạn có thể dễ dàng áp dụng để thực hành, Toán không giống như những môn xã hội thế nhưng việc ghi nhớ các định nghĩa cũng rất cần thiết.
Nắm vững lý thuyết, định nghĩa và công thức về các dạng toán
Tính chất, định nghĩa, lý thuyết tất cả đều phải nhớ, khi ở trên lớp bạn nên tập trung nhất có thể vào bài giảng để hiểu và ghi nhớ kiến thức ngay lúc đó. Việc áp dụng kiến thức vào bài học có thể dễ dàng hơn.
2. Luyện tập giải nhiều dạng toán khác nhau, chia nhỏ thời gian học
Lắp công thức có sẵn vào một bài toán là cách được rất nhiều bạn học sinh áp dụng, bởi cách làm nên không mất quá nhiều thời gian. Thế nhưng sẽ tạo nên tâm lý lười học, đừng chỉ giải những bài tập có sẵn trong sách giáo khoa, hãy tìm tòi thêm nhiều dạng toán khác nhau trên mạng để hiểu bài hơn.
Phân bố thời gian học một cách hợp lý, tránh học dồn. Việc nhồi nhét kiến thức sẽ khiến bạn nhanh bị nản, mất hứng thú học tập. Cho nên bạn có thể chia nhỏ việc học ra, có thể mỗi ngày dành ra 1 tiếng để học một dạng toán, giải trí 5 phút sau 30 phút học bài.
3. Phải thật sự hiểu rõ bản chất vấn đề
Việc hiểu rõ bài học đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc học, nếu chỉ dừng lại ở mức hiểu một cách mơ hồ bạn sẽ dễ bị nhầm lẫn các vấn đề cơ bản với nhau. Thế nên phải thật sự hiểu rõ bài học đừng chỉ học vẹt, học đối phó
4. Giải chậm từng bước một
Hãy giải từng bước một, đừng vội vàng. Sau đó cẩn thận xem lại từng bước giải một, việc này sẽ giúp bạn sửa chữa và học hỏi thêm được nhiều sau những lỗi sai của mình. Khi làm toán, việc viết ra cách giải vô cùng quan trọng, “làm tắt” chỉ áp dụng cho những bạn đã nắm rõ và thông thạo dạng toán. Thế nhưng những lần đầu bạn nên giải chậm từng bước để rèn luyện kỹ năng thay vì dùng cách làm tắt ngay từ đâu, nó sẽ khiến bạn khó hình dung ra bài toán.
5. Mạnh dạn hỏi giáo viên khi chưa hiểu bài
Đừng giấu cái dốt, nếu chưa hiểu bài bạn hãy hỏi giáo viên hoặc bạn bè, nếu ngại việc học thì bạn khó có thể trau dồi được nhiều kiến thức, đặc biệt là ở những chỗ chưa hiểu bài.
Thế nên đừng ngại, hãy cứ mạnh dạn hỏi giáo viên, hỏi những người xung quanh.
6. Có thái độ học nghiêm túc
Lên kế hoạch và deadline là một điều vô cùng cần thiết, bạn không thể chỉ học lúc vui còn lúc chán thì không học. Việc này sẽ ảnh hưởng đến tiến trình cũng như thái độ học của bạn, thái độ đóng một vai trò vô cùng quan trọng, hãy nuôi dưỡng nguồn cảm hứng học, dành sự nghiêm túc cho môn toán.
7. Học nhóm cùng bạn bè
Cách học này khá phổ biến với các bạn học sinh, bởi học nhóm có thể giải đáp thắc mắc của không chỉ một mà rất nhiều bạn học sinh với nhau. Học nhóm giúp các bạn duy trì được nguồn cảm hứng cũng như gia tăng thêm tình cảm bạn bè.
8. Có quyết tâm mục tiêu rõ ràng
Để chinh phục những dãy số khó hiểu, bài toán rắc rối bạn phải có quyết tâm rất lớn. Không ai vừa sinh ra là đã giỏi toán, những bạn học giỏi đều phải trải qua một quá trình rất dài luyện tập. Nên quyết tâm của bạn phải rất lớn mới có thể chinh phục được bộ môn này và quan trọng hơn nữa bạn phải có mục tiêu. Một mục tiêu rõ ràng sẽ giúp bạn có thêm động lực, bởi nếu bạn chỉ xem việc học toán là một nhiệm vụ thì khó có thể chinh phục được nó.
9. Phải sáng tạo, tạo niềm đam mê với môn toán
Tư duy theo lối mòn sẽ hạn chế khả năng sáng tạo của bạn, thế nên bạn cần phải đa dạng các phương pháp giải toán. Tìm kiếm phương pháp mới sẽ giúp bạn củng cố thêm kiến thức cũ cũng như tạo nên sự thú vị và hứng thú hơn trong học tập.
Phải biết khơi dậy sự tò mò như vậy bạn mới có thể đi khám phá những bài toán ấy chứ không dừng ở việc nghe giảng và áp dụng đúng công thức như thầy cô ở trên trường. Học tập một cách khô khan mà không có bất cứ hứng thú hay niềm đam mê sẽ không giúp bạn duy trì việc học một cách lâu dài, thế nên thông minh nhất hãy biến việc học toán thành một niềm vui hằng ngày của bạn.
10. Tự học
Hãy tự chủ động học ở nhà, việc học ở trên trường chỉ là một phần nhỏ, nếu không tự học bạn sẽ rất khó nắm vững kiến thức. Một bài toán dù dễ đến thế nào nhưng không giải bạn cũng sẽ không biết làm, hãy học từ những bài toán dễ đến khó nhất. Một bài toán khó là tổng hợp của nhiều bài đơn giản thế nên hãy kiên trì với nó một chút nhé!